Mặt trăng và sức khỏe con người
Mặt trăng luôn lưu giữ trong tâm trí con người kể từ buổi bình minh của loài người. Xuyên suốt chiếu dài lịch sử, nhiều dân tộc trên thế giới đã thờ phụng Mặt Trăng như một vị thần.
Họ tin rằng Hằng Nga thực sự có phép màu ảnh hưởng đến cuộc sống của con người trên dương thế và cả sức khỏe của họ nữa. Nhưng liệu niềm tin này có thật không? Dưới đây là bài viết của Tiến sĩ Maria Cohut, bà chuyên viết về sức khỏe bộ não, lịch sử y khoa và các mối quan hệ của cơ thể con người lúc sống và chết…
Mặt trăng ảnh hưởng đến sự sống trên trái đất và các cơ chế tự nhiên theo một cách có vẻ như đã có từ hàng trăm ngàn năm trước rồi. Khi trăng rằm, san hô sẽ giải phóng trứng và giao tử trong một cơn sinh sản điên cuồng. Và lực hấp dẫn giữa mặt trăng và trái đất sẽ tạo nên hiện tượng thủy triều: sự trồi lên và sụt xuống của biển cả.
Kể từ khi mặt trăng ảnh hưởng như một cơ chế sự sống trên trái đất nên nhân loại tin rằng nó có thể ảnh hưởng tới các khía cạnh sức khỏe thể chất và tinh thần. Nhưng những niềm tin này có đúng không? Và đúng ở các mức độ như thế nào?
Mặt trăng và chị em phụ nữ
Một số người thường hay gọi chu kỳ kinh nguyệt là "chu kỳ mặt trăng", và nhiều người vẫn tin rằng có một dạng đồng bộ giữa các giai đoạn mặt trăng với các chu kỳ "đến tháng" của chị em phụ nữ. Vô số trang web và các ứng dụng điện thoại thông minh giúp người sử dụng theo dõi chu kỳ mặt trăng hoặc đạt được sự đồng bộ hóa hoàn toàn giữa các chu kỳ "đến tháng" và các giai đoạn của trăng. Nhưng có hay không giai đoạn mặt trăng có thể ảnh hưởng tới các cửa sổ sinh sản?
Câu hỏi này khó mà trả lời thấu đáo được. Quan niệm cho rằng chu kỳ "đến tháng" và các giai đoạn của mặt trăng có một mối liên hệ nào đó xuất phát từ một khái niệm cho rằng: tính trung bình 1 chu kỳ "đến tháng" kéo dài 28 ngày tức dài bằng một chu kỳ mặt trăng. Mặt trăng kéo dài 27 ngày, 7 tiếng đồng hồ và 43 phút thì mới hoàn thành một chu kỳ quay xung quanh trái đất; và 29,5 ngày là đúng một chu kỳ mặt trăng.
Trong các thập niên 1970, 1980 và 1990, nhiều nghiên cứu quy mô nhỏ đã đề xuất rằng các thời kỳ của phụ nữ và các giai đoạn rụng trứng thường trùng hợp với giai đoạn "sáng" (ám chỉ thời điểm trăng rằm) tương ứng với giai đoạn "tối" (ám chỉ trăng non) của chu kỳ trăng.
Một số nghiên cứu dạng này cũng cho thấy có những mối tương quan giữa các giai đoạn mặt trăng, làm thay đổi mức độ melatonin (một loại hormone giúp kiểm soát các chu kỳ thức - ngủ) và giai đoạn "đến tháng".
Cuộc nghiên cứu gần đây nhất là vào năm 2005 với sự tham gia của một nhóm nhỏ phụ nữ đến từ Nepal đã chỉ ra rằng những phụ nữ có giai đoạn rụng trứng trùng hợp với thời điểm trăng rằm thì sẽ mang thai trong suốt mùa trăng rằm, và có thể sinh con trai.
Những người phụ nữ thụ thai trước trăng rằm thường có khuynh hướng sinh con gái. Tuy nhiên, hầu hết các thời kỳ thụ thai không có khả năng "đồng bộ" với những giai đoạn mặt trăng cụ thể, ngoại trừ sự trùng hợp.
"Chu kỳ mặt trăng" có thể diễn ra trong khoảng từ 21 ngày đến 35 ngày, và độ dài của hiện tượng này cũng thay đổi tùy theo tuổi tác và các nhân tố hormone. Một nghiên cứu gần đây kéo dài 1 năm với sự tham gia của 74 phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản đã tỏ ra mâu thuẫn với ý kiến cho rằng mặt trăng quyết định chu kỳ "đến tháng".
Nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan nào giữa các thời kỳ rụng trứng, sinh sản và các giai đoạn trăng.
Mặt trăng và giấc ngủ
Năm 2014, một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Sleep Medicine đã đánh giá về chất lượng giấc ngủ của 319 người tham dự trong suốt các kỳ trăng rằm. Nghiên cứu này nói rằng trong kỳ trăng rằm, những người tham gia có giấc ngủ hiệu quả thấp hơn, đồng nghĩa họ vẫn còn thức hoặc trong trạng thái mơ màng suốt đêm trên giường. Trăng rằm cũng bị đổ lỗi cho chứng mất ngủ do ánh trăng quá sáng và rèm ngủ thưa mỏng.
Một cuộc nghiên cứu của Christian Cajochen (Đại học Basel ở Thụy Sĩ) và các đồng nghiệp hồi năm 2013 khi tiến hành các phân tích theo phương pháp quy nạp. Thử nghiệm bao gồm sự tham gia của 17 tình nguyện viên khỏe mạnh (từ 20 đến 31 tuổi) và 16 tình nguyện viên khỏe mạnh (từ 57 đến 74 tuổi).
Các tình nguyện viên được cho ngủ trong những căn phòng không có cửa sổ (phòng tối) trong một nghiên cứu kéo dài 3 đến 5 ngày. Trong thời gian đó, các nhà nghiên cứu đã đo lường các thay đổi trong cấu trúc giấc ngủ, hoạt động não bộ trong lúc ngủ cũng như lượng Melatonin và Cortisol.
Sau đó các nhà điều tra đã tiến hành các phân tích ngay trước và sau kỳ trăng rằm, những người tình nguyện mất khoảng 5 phút trung bình để chìm vào giấc ngủ, và thời gian ngủ của họ rơi vào khoảng 20 phút.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng giấc ngủ của những người tham gia cũng nhẹ hơn bình thường và lượng melatonin cũng giảm gần với trăng rằm. Hãng tin BBC News dẫn lời ông Christian Cajochen cho biết: "Chu kỳ mặt trăng dường như ảnh hưởng tới giấc ngủ con người, ngay cả khi họ đã ngủ và không để tâm tới giai đoạn mặt trăng thật sự".
Mặt trăng và sức khỏe tâm thần
Một quan niệm khác cho rằng mặt trăng ảnh hưởng tới cảm xúc và sức khỏe tâm thần và cụ thể là khi trăng rằm có thể khiến tính khí con người trở nên hung hăng hơn. Trong một số nền văn hóa dân gian, trăng rằm kích hoạt khả năng biến hình từ người sang sói thành người sói.
Một nghiên cứu từ năm 1984 nói rằng tỷ lệ các hành vi tội phạm đã tăng lên vào các đêm trăng rằm. Các tác giả nghiên cứu nói rằng vào các kỳ trăng rằm đã tạo ra sự "kích ứng sóng thủy triều con người" được gây ra bởi "lực hấp dẫn của mặt trăng".
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2009 nói lên rằng các cơ sở tâm thần đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân hơn vào kỳ trăng rằm. Nghiên cứu nhỏ dựa trên hồ sơ của 91 bệnh nhân với "sự khuấy động hành vi bạo lực và cấp tính" và 23% số bệnh nhân nhập viện đã diễn ra trong các lần trăng rằm.
Tuy nhiên, nghiên cứu khác cũng tỏ ra mâu thuẫn với khái niệm rằng trăng rằm khiến người ta tự gây hại cho bản thân và những người khác. Năm 1998, một nghiên cứu được đăng tải trên tờ Psychiatry đã "không tìm thấy mối quan hệ đáng kể nào" giữa bất kỳ giai đoạn trăng với đà tăng hành vi bạo lực.
Và năm 2019, các nhà nghiên cứu từ Thụy Sĩ và Mỹ qua phân tích dữ liệu của 17.966 cá nhân được chữa trị tại 15 phòng khám tâm thần khác nhau trong suốt hơn 10 năm. Nghiên cứu này cũng không tìm thấy bằng chứng nào về đà tăng hung hăng trong suốt giai đoạn trăng rằm.