Hình ảnh từ camera Thí nghiệm Khoa học Hình ảnh Độ phân giải cao (HiRISE) trên tàu Quỹ đạo Theo dõi sao Hỏa (MRO) đã ghi lại hình ảnh bề mặt của hành tinh này và so sánh với chính nó của 10 năm về trước.
Bức ảnh đầu tiên được chụp vào năm 2011 và bức thứ 2 chụp vào tháng 12/2020. Theo trang Sciencealert, hai bức ảnh này được ghi nhận vào cùng một mùa nhưng lại cho thấy một vài điểm khác biệt thú vị.
Chúng ta cũng sẽ nhận thấy hình dạng của miệng núi lửa đã thay đổi do sức nóng của Mặt Trời đã làm “thăng hoa” vật chất rắn trên bề mặt thành khí, đây là quá trình mà chất rắn chuyển hóa trực tiếp thành chất khí và bỏ qua giai đoạn hóa lỏng.
Quá trình xói mòn nhiệt này khiến miệng núi lửa Happy Face, vốn khá giống một khuôn mặt đang cười, cười tươi hơn. Nhìn vào hình chụp năm 2020, chúng ta dễ dàng thấy phần “miệng” của gương mặt đã rộng hơn và phần “mũi” trông như đã phát triển thêm và gộp lại với nhau. Trước đó, trong bức ảnh năm 2011, phần mũi này chỉ là hai chấm nhỏ tách biệt.
Ngoài ra màu sắc của miệng núi lửa Happy Face tại hai thời điểm khác nhau do có lượng sương màu sáng phủ trên bề mặt khác nhau, khiến cho lớp vỏ của hành tinh này có màu đỏ thẫm hơn.
Bề mặt sao hỏa vốn có rất nhiều ngọn núi lửa, Arsia Mons là ngọn núi lửa ở cực nam và nằm trong một nhóm ba ngọn núi lửa khổng lồ của sao Hỏa.
Arsia Mons có thể đã ngừng phun dung nham và yên giấc cùng với thời điểm mà Trái đất xảy ra sự tuyệt chủng thời kỳ Kỷ Phấn Trắng, trong đó, ba phần tư các loài động vật và thực vật, bao gồm cả khủng long đã bị tiêu diệt hoàn toàn cách đây 50 triệu năm trước.
29 lỗ thông hơi dung nham bên dưới nền địa chất núi lửa và tìm thấy vết tích dung nham cổ khoảng 200 triệu năm tuổi.
Ngoài ra còn phát hiện thấy vết tích dung nham từ 10-90 triệu năm tuổi và đây có thể là thời kỳ phun trào dung nham tích cực nhất của Arsia Mons trước khi yên giấc.
Cách đây không lâu, người ta cũng phát hiện một hố băng khổng lồ trên Sao Hỏa một lần nữa tạo niềm tin lớn cho nhân loại về khả năng tồn tại nước trên Hành tinh Đỏ.
Hồ băng trong ảnh thực chất nằm trên miệng núi lửa Korolev. Tên núi lửa được đặt theo Serge Korolev.
Miệng núi lửa có đường kính 82km và sâu khoảng 2km, nằm ở vùng đất thấp phía bắc Sao Hỏa. ESA xác nhận mảng vật chất bao trùm trên miệng núi lửa là khối băng dày chứ không phải là tuyết.
Miệng núi lửa Korolev là một cái "bẫy lạnh" tự nhiên. Không khí di chuyển qua lớp băng lạnh và chìm xuống trong khi lớp không khí tồn tại ở trên mặt băng vẫn luôn giữ cho lớp băng nguyên vẹn không bị nhiệt độ bên ngoài tác động làm tan băng.
Việc phát hiện ra những hố băng khổng lồ trên bề mặt Sao Hỏa là tiền đề quan trọng giúp con người có thêm cơ sở để thám hiểm Hành tinh Đỏ. Nếu thực sự Sao Hỏa có chứa nước, con người hoàn toàn có đủ điều kiện để sinh sống và tồn tại trên hành tinh này. Thậm chí nếu biết cách tận dụng nguồn nước và công nghệ tách oxy từ nước, chúng ta còn có thể tự tạo nguồn dưỡng khí và nhiên liệu cho tàu vũ trụ.
Thùy Dung