Cuộc xung đột tại Ukraine đã biến chiếc máy bay lớn nhất thế giới Antonov AN-225 biệt danh "giấc mơ" giờ đây chỉ còn là đống sắt vụn khổng lồ.
Chiếc máy bay khổng lồ này đã bị phá hủy khi lực lượng Nga tấn công và chiếm giữ sân bay Hostomel, ngoại ô Kiev, hồi cuối tháng 2.
Quân đội Nga đã nắm giữ khu vực sân bay trong nhiều tuần cho đến khi các lực lượng Ukraine tuyên bố giành lại quyền kiểm soát gần đây.
Trước khi Nga đổ bộ vào sân bay Hostomel, các máy bay khác đã được phía Ukraine nhanh chóng di dời.
Tuy nhiên, An-225 Mriya khi đó đang được bảo dưỡng và không thể cất cánh, vì vậy chúng đã bị phá hủy.
Hình ảnh binh lính Ukraine đứng trước xác máy bay chở hàng Antonov An-225 Mriya tại sân bay Hostomel, vùng Kyiv, ngày 3/4.
Năm 2009, chiếc phi cơ An-225 được kỷ lục Guinness thế giới công nhận vì đã tải vật nặng nhất mà máy bay có thể không vận, đó là một máy phát điện nặng tới 187,6 tấn.
Ngoài ra, phi cơ này còn nắm giữ một số kỷ lục khác, bao gồm: Máy bay duy nhất có trọng lượng cất cánh tối đa hơn lớn nhất thế giới; máy bay có sải cánh rộng nhất thế giới...
Các nhà chức trách Ukraine ngày 2/4 cho biết toàn bộ vùng Kiev, bao gồm sân bay Hostomel, đã "được giải phóng" khỏi sự kiếm soát của Nga.
Trước đó phía Nga im lặng khi Ukraine tố cố ý phá hoại chiếc máy bay lớn nhất thế giới mà con người từng chế tạo này.
Tuy nhiên sau đó phía Nga lại tố ngược lại là do Ukraine pháo kích dẫn tới chiếc máy bay bị phá hủy.
Dù hãng Ukroboronprom ước tính sẽ mất 5 năm và 3 tỷ USD để chế tạo lại An-225 và Ukraine cho biết Nga sẽ phải trả chi phí này.
Tuy nhiên giới quan sát đều cho rằng, việc chế tạo lại chiếc máy bay này gần như là điều bất khả thi trong bối cảnh kinh tế Ukraine bị tàn phá và Moscow cũng sẽ không bao giờ chi trả cho số tiền khổng lồ này.
Mặt khác một khung thân An-225 khác duy nhất còn lại cũng đã bị quân Nga phá hủy trong cuộc xung đột.
Việc chiếc máy bay khổng lồ An-225 bị phá hủy dù cho là bên nào là thủ phạm cũng gây nên sự tiếc nuối cho ngành hàng không thế giới nói riêng và nhân loại nói chung, vì loại máy bay này chủ yếu được sử dụng để phục vụ lĩnh vực dân sự.
Được biết, sau khi Liên Xô tan rã, An-225 thuộc sở hữu của Ukraine. Trong suốt thời gian dài Nga cố gắng thuyết phục Ukraine để nối lại sản xuất.
Thậm chí Nga sẵn sàng trả tiền để dây chuyền hoạt động, tuy vậy nhưng căng thẳng tại miền Đông Ukraine đã khiến dự án đổ vỡ.
Ban đầu, vận tải cơ An-225 được thiết kế để phục vụ việc chở tàu con thoi Liên Xô lên quỹ đạo, ngoài ra nó cũng sẽ chuyên chở những hàng hóa siêu nặng bằng đường hàng không.
An-225 có chiều dài 84m, sải cánh 88,4m, cao 18,1m. Trọng lượng rỗng 285 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 640 tấn.
Để nâng con quái vật này lên bầu trời, người ta phải trang bị cho nó tới 6 động cơ phản lực ZMKB Progress D-18 có lực đẩy tới 229,5 kN mỗi chiếc.
Với 6 động cơ cực khỏe này An-225 có thể bay tối đa 850km, tầm bay lên đến 14.000 km.
An-225 có thể mang được 253 tấn hàng hóa, vì vậy chúng có thể chở nhiều hàng hóa đặc thù như đầu tàu hỏa, tàu cao tốc, các thân máy bay vận tải hạng trung, xe tăng...
Dó có thể chuyên chở khối lượng lớn hàng hóa nên An-225 được rất nhiều quốc gia trên thế giới thuê trong đó có cả Nga và Mỹ.
Ngoài ra, Ukraine vẫn thường sử dụng chiếc máy bay này cho các hoạt động hỗ trợ nhân đạo.
Chiếc vận tải cơ lớn nhất và duy nhất trên thế giới này hiện đang giữ 240 kỷ lục thế giới trong lĩnh vực hàng không.
Nhận thấy tiềm năng to lớn của loại máy bay này, Trung Quốc từng tìm cách hợp tác với Ukraine để khôi phục lại dự án chế tạo An-225.
Tuy nhiên sau khi nghiên cứu dự án, nhận thấy khoản tiền khổng lồ phải bỏ ra nên phía Trung Quốc đã âm thầm rút lui.
Việt Hùng