Sau khi trình làng máy bay phản lực tấn công điện tử J-16D tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc được cho là đã triển khai loại máy bay mới này, tới một căn cứ không quân phía đông gần eo biển Đài Loan,
Vùng eo biển Đài Loan, nơi vẫn là địa điểm tiềm ẩn xung đột giữa đảo Đài Loan và Trung Quốc Đại lục, nhất là trong bối cảnh căng thẳng ở khu vực này đang ngày càng leo thang.
Máy bay chiến đấu điện tử mới của Trung Quốc dựa trên khung máy bay chiến đấu hạng nặng J-16 và là loại khí tài gần như hoàn toàn độc nhất vô nhị. Trước đây tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chỉ có duy nhất lực lượng Không quân Australia có một phi đội tiêm kích tác chiến điện tử gồm 12 chiếc EA-18G Growlers mua của Mỹ.
Nếu so sánh, J-16D có những lợi thế đáng kể so với EA-18G Growler của Không quân Australia, với công suất máy bay lớn hơn, nên có khả năng mang được vũ khí cao hơn nhiều và hiệu suất bay vượt trội hơn, kể từ độ cao hoạt động, tốc độ và khả năng leo cao của nó.
Những chiếc máy bay J-16 phiên bản chiến đấu được đánh giá cao nhờ hệ thống điện tử hàng không, cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến; khung máy bay bằng composite nên có độ bền cao hơn; ngoài ra J-16 còn được sơn phủ bằng lớp phủ hấp thụ radar và khả năng sử dụng các tên lửa không đối không PL-10 và PL-15 hiện đại.
J- 16D không được thiết kế cho nhiệm vụ không chiến, nên nhiều cảm biến và vũ khí trên máy bay như hệ thống phát hiện mục tiêu bằng tia hồng ngoại và pháo pháo 30mm của phiên bản J-16 chiến đấu đã bị tháo bỏ; thay vào đó là các thùng gây nhiễu điện tử treo dưới cánh và thân máy bay, được tối ưu hóa để tấn công điện tử ở các tần số radar khác nhau.
Tuy nhiên, máy bay J-16D cũng có thể sử dụng loại tên lửa chống bức xạ CM-103, LD-10 và YJ-91, được tối ưu hóa để tiêu diệt các vị trí phòng không và radar của đối phương trong phạm vi tác chiến của máy bay.
Máy bay chiến đấu tấn công điện tử J-16D được đánh giá cao nhờ khả năng “làm mềm” hệ thống phòng không của đối phương, trước các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu hoặc đơn vị hải quân khác; bằng cách chế áp điện tử, phát hiện các đài radar của đối phương và dùng tên lửa chống bức xạ tiêu diệt.
Trước đó Mỹ là quốc gia tiên phong và duy nhất trong chế tạo loại máy bay chiến đấu điện tử, góp phần quan trọng trong các chiến dịch đường không của Không quân Mỹ; nó đặc biệt hữu dụng để chống lại các hệ thống phòng không trên bộ.
Với việc Đài Loan đang sở hữu một lực lượng phòng không mặt đất hùng hậu, gồm các đài radar cảnh giới tầm xa, hệ thống tên lửa phòng không mặt đất Patriot và hệ thống phòng không Thiên Cung. Vậy máy bay J-16D có thể gây ra mối đe dọa, đang bị đặt dấu hỏi nghiêm trọng.
Không quân Trung Quốc hy vọng, J-16D sẽ là vũ khí “thay đổi cuộc chơi”, vì đây là loại máy bay được phát triển từ máy bay chiến đấu, nên có tốc độ bám sát được các loại máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc như Su-30/35; J-10/11/16 và máy bay tàng hình J-20, tạo thành chiếc ô bảo vệ điện tử trên không.
Do đó, J-16 được kỳ vọng sẽ đóng vai trò “lĩnh ấn tiên phong” hàng đầu, trong trường hợp nổ ra một cuộc chiến tranh xuyên eo biển, với nhiệm vụ chủ yếu là chế áp hệ thống phòng không của đảo Đài Loan; chế áp điện tử trong đội hình của các phi đội máy bay chiến đấu.
Việc Trung Quốc triển khai số máy bay chiến đấu điện tử mới này, đến quận Trường Hưng ở tỉnh Chiết Giang, gần eo biển là một hành động đặc biệt đáng chú ý, trong bối cảnh lo ngại về sự bùng nổ của các hành động thù địch trong thời gian tới.
Hệ thống phòng không trên đảo Đài Loan đã được xây dựng từ những năm 1950 với sự trợ giúp của Mỹ. 70 năm tiếp sau đó, hòn đảo này đã dần được vũ trang bởi rất nhiều hệ thống phòng không tiên tiến nhập khẩu của Mỹ cũng như tự sản xuất.
Hiện nay, hai hệ thống phòng không chủ lực bảo vệ hòn đảo này, một là hệ thống tên lửa Patriot PAC-2/3. Các hệ thống này được đặt xen kẽ với rất nhiều hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn và pháo phòng không tạo nên một hệ thống phòng thủ dày đặc.
Thứ hai là hệ thống phòng không Thiên Cung II/III do Đài Loan tự phát triển, dựa trên công nghệ và hình dạng tương tự như tên lửa Patriot của Mỹ, sau khi Raytheon được phép chuyển giao 85% công nghệ sản xuất tên lửa Patriot cho Đài Loan.
Như vậy với hệ thống phòng không hiện đại như vậy, rất khó để những chiếc máy bay tác chiến điện tử J-16D, có thể ra vào “như chốn không người” trên vùng trời Đài Loan như Trung Quốc tuyên truyền; nhất là các hệ thống phòng không này đều có tầm bắn trên 200km.
Với những vũ khí chống bức xa trang bị trên máy bay J-16D, như tên lửa CM-102, rất khó có thể tiếp cận gần, để phóng tên lửa, khi loại tên lửa có tầm bắn xa nhất này, cũng chỉ có tầm bắn 70km. Do vậy khó có thể cho là J-16D sẽ là vũ khí thay đổi cuộc chơi, trong khi căng thẳng ở khu vực này tăng cao. Nguồn ảnh: Sina.
PLA cho ra mắt chiến đấu cơ J-16D phiên bản tác chiến đineje tử tại Triển Lãm hàng không Trung Quốc 2021. Nguồn: CGTN.
Tiến Minh