Mây tràn trên đỉnh Bà Đen

Vào mùa hè, từ cuối tháng 4 cho đến tháng 8 hàng năm, đỉnh núi Bà Đen thường chìm trong những đợt sương mây tràn về vào lúc bình minh, tựa như chốn thiên thai.

Vào mùa hè, từ cuối tháng 4 cho đến tháng 8 hàng năm, đỉnh núi Bà Đen thường chìm trong những đợt sương mây tràn về vào lúc bình minh, tựa như chốn thiên thai.

Khoảnh khắc mây tràn trên đỉnh núi Bà thường diễn ra rất nhanh. Các đợt mây tràn như suối chảy quanh tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi xuống những tầng thấp hơn như những dải lụa mềm mại, tạo nên khung cảnh có một không hai.

Khoảnh khắc những làn sương mây cứ tuôn chảy, cả vùng núi hiện ra như chốn bồng lai tiên cảnh, khiến du khách cảm giác như Phật Bà đang bay về trong muôn trùng mây

Khoảnh khắc những làn sương mây cứ tuôn chảy, cả vùng núi hiện ra như chốn bồng lai tiên cảnh, khiến du khách cảm giác như Phật Bà đang bay về trong muôn trùng mây

Săn mây sớm trên đỉnh núi Bà Đen không chỉ thu hút khách hành hương, mà giới nhiếp ảnh cũng thường xuyên dành nhiều thời gian để "săn" được những khung cảnh đẹp nhất vào mùa mây về. Tuy nhiên, nhiều người sau khi lên núi vài ba hôm, đều cho rằng để có thể "săn" được những tấm ảnh mây đẹp không phải chỉ hội đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" mà phải đủ duyên.

.Khung cảnh như ở một thế giới khác

.Khung cảnh như ở một thế giới khác

Anh Thanh Nguyên, nhiếp ảnh gia đến từ TP.HCM, đã dành 3 ngày liền trên đỉnh núi mong săn được những tấm ảnh đẹp lúc bình minh. "Tuy nhiên, rất khó để chụp được một tấm ảnh đỉnh núi có mây thấp tràn về vào lúc sáng sớm. Có hôm mây khá dày, phủ lấp cả tượng Phật Bà nên chỉ thấy cảnh mù mịt. Còn có hôm bầu trời bình minh rực rỡ nhưng cả đỉnh núi đều không có một chút sương mây nào để chụp", anh Nguyên nói.

Những khối mây mang nhiều hình dạng khác nhau, có lúc tràn xuống như những dải lụa, lúc quanh tròn ngọn núi

Những khối mây mang nhiều hình dạng khác nhau, có lúc tràn xuống như những dải lụa, lúc quanh tròn ngọn núi

Lúc bảng lảng nhẹ nhàng lướt quanh

Lúc bảng lảng nhẹ nhàng lướt quanh

Bên cạnh những công trình đưa vào hoạt động từ những năm trước như nhà ga cáp treo, hệ thống cáp treo lên đỉnh núi và chùa Hang, quảng trường ở chân núi…, Khu du lịch quốc gia núi Bà Đen có thêm nhiều công trình mới trên đỉnh núi. Trong đó có Tôn tượng Di Lặc khổng lồ có chiều cao 36m, chiều rộng lớn nhất 45m, diện tích bề mặt tượng 4.651m2, nặng 5.112 tấn...

Tôn tượng Di Lặc được tạo hình theo một phương thức đặc biệt chưa từng có tại Việt Nam: Ghép từ 6.688 viên đá sa thạch tự nhiên theo cảm hứng ruộng bậc thang. So với những bức tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên thế giới được kiến tạo từ đá, cả về chiều cao và trọng lượng, Tôn tượng Di Lặc trên núi Bà Đen là tượng Phật Di Lặc bằng đá sa thạch lớn bậc nhất thế giới.

Mây tràn trên đỉnh Bà Đen- Đỉnh Bà Đen mây tràn trong buổi sớm, phía xa là hồ Dầu Tiếng. (Ảnh: Nguyễn Tú)

Mây tràn trên đỉnh Bà Đen- Đỉnh Bà Đen mây tràn trong buổi sớm, phía xa là hồ Dầu Tiếng. (Ảnh: Nguyễn Tú)

Theo Thanh niên

Nguồn Tiêu Dùng: https://tieudung.giadinhonline.vn/may-tran-tren-dinh-ba-den-d9068.html