Miền Bắc lại sắp đón không khí lạnh tăng cường, trời rét dài ngày
Dự báo khoảng 19/12 sẽ có thêm một đợt không khí lạnh tăng cường mạnh khiến nền nhiệt giảm. Miền Bắc, Bắc Trung Bộ duy trì rét đậm rét hại.
Không khí lạnh khiến nền nhiệt giảm rất sâu
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Sáng nay không khí lạnh đã khiến Đỉnh Mẫu Sơn (Lạng Sơn) lạnh 1,2 độ C. Bắc Bộ bao trùm giá rét: Đồng Văn (Hà Giang) 5,8 độ C; Trùng Khánh (Cao Bằng) 6,5 độ C; Sa Pa (Lào Cai) 7,7 độ C; Mộc Châu (Sơn La) 8,4 độ C.
Không khí lạnh mạnh đã ảnh hưởng đến phía Tây Bắc Bộ và hầu hết Trung Trung Bộ, ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 7, giật cấp 9. Tiếp theo là các vùng núi cao như Đồng Văn (Hà Giang) 5,8 độ C; Trùng Khánh (Cao Bằng) 6,5 độ C; Ngân Sơn (Bắc Kạn) 7,8 độ c; Sa Pa (Lào Cai) 7,7 độ C; Mộc Châu (Sơn La) 8,4 độ C, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) 9,5 độ C; Móng Cái (Quảng Ninh) 11 độ C.
Thủ đô Hà Nội, tại 5 trạm đo khí tượng: Ba Vì, Sơn Tây, Láng, Hoài Đức, Hà Đông, đều có nền nhiệt dưới 13 độ C. Các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Đà Nẵng cùng chịu ảnh hưởng của không khí lạnh. Nhiệt độ tăng dần từ Bắc vào Nam. Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa sáng nay 12,5 độ C, thấp nhất miền Trung.
Trong đợt không khí lạnh này nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng sớm ở trung du, đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 11-14 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ phổ biến 7-10 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến 15-18 độ C.
Tuy nhiên, theo nhận định trước đó của các chuyên gia khí tượng, khoảng đêm 18/12, không khí lạnh khả năng được tăng cường bổ sung thêm, khiến nền nhiệt toàn miền Bắc tiếp tục hạ sâu.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo thời tiết - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, vào khoảng từ 17-20/12, các tỉnh Bắc Bộ khả năng sẽ bị ảnh hưởng bởi một đợt không khí lạnh rất mạnh.
"Đây là đợt rét đậm, rét hại diện rộng xảy ra đầu tiên trên toàn Bắc Bộ trong mùa đông năm nay. Trong tầm khoảng từ 19-20/12, khả năng xuất hiện băng giá và sương muối tại một số nơi, đặc biệt ở vùng núi cao", ông Hưởng nhận định. Đồng thời, cơ quan khí tượng cũng cảnh báo hiện tượng rét đậm, rét hại này có thể kéo dài sau ngày 20/12.
Miền Trung mưa rất lớn
Theo cơ quan khí tượng, hiện nay (17/12), ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa, mưa vừa, cục bộ có mưa to; riêng khu vực các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng có mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h/16 đến 08h/17/12 có nơi trên 90mm như: Bến Quang (Quảng Trị) 117mm, Hồ Hòa Mỹ (Thừa Thiên Huế) 183.8mm, Hòa Ninh (Đà Nẵng) 129.8mm, Quế Sơn (Quảng Nam) 92.6mm,…
Ngày và đêm 17/12, khu vực Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 40-80mm, có nơi trên 120mm. Từ ngày 18/12, mưa lớn có xu hướng giảm dần.
Ngoài ra, trong ngày và đêm 17/12, ở khu vực Quảng Bình và Bình Định đến Khánh Hòa có mưa rào và dông, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 60mm.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các diện tích lúa, hoa màu tại các khu vực trũng, thấp; đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn gây ngập úng tại các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh và mưa lớn, nhiều khu vực ở miền Trung cảnh báo nguy cơ cao lũ quét, sạt lở đất. Theo đó, trong 24 giờ qua (từ 14 giờ ngày 16/12 đến 14 giờ ngày 17/12), khu vực cáctỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như:Bến Quan 192,4mm (Quảng Trị); Hồ Hòa Mỹ 248,8mm (Thừa Thiên Huế); HồHòa Trung 135,4mm (Tp. Đà Nẵng); Sông Trà 143,2mm (Quảng Nam); Ba Điền87,6mm (Quảng Ngãi); …
Mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh trên đã gần bãohòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.2. Cảnh báo mưa trong thời gian tiếp theo:Trong 06 giờ tới, khu vực các tỉnh trên tiếp tục có mưa, với lượng mưa tíchlũy phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 90mm.3. Cảnh báo nguy cơ:Trong 06 giờ tới, nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lởđất trên sườn dốc tại nhiều huyện.
Lũ quét, sạt lở đất có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiếp tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gâythiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế - xã hội.