Miền Trung lên kế hoạch ứng phó hạn hán

Trước tình hình các hồ chứa, sông, suối đang cạn kiệt, một số tỉnh tại khu vực miền Trung như Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Trị… đã xây dựng kịch bản nhằm ứng phó với tình hình hạn hán trong thời gian tới.

Thiếu hụt nguồn nước trầm trọng

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, các tháng đầu năm 2020, địa phương này hầu cũng như không có mưa, mực nước trên các sông Cái Nha Trang, sông Dinh, Ninh Hòa ít biến đổi và có xu hướng giảm, một số suối nhỏ không còn dòng chảy. Như dự báo, từ nay đến hết tháng 8/2020, nhiệt độ không khí trung bình ở mức cao hơn như hiện nay thì mức thiếu hụt về ngườn nước sẽ giao động từ 10-40%; lượng dòng chảy trên các sông suối thiếu hụt từ 40-60% so với cùng kỳ…

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Khánh Hòa, hiện tổng dung tích trữ nước của 19 hồ chứa trên địa bàn chỉ còn dưới 33% so với dung tích toàn bộ là 250 triệu m3. Những hồ chứa như Suối Dầu, Tà Rục, Cam Ranh đã ở mực nước chết, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đã xẩy ra với dân khu vực này.

Trước nguy cơ hạn nặng trong mùa khô, Khánh Hòa đã lên kế hoạch cho 2 phương án chống hạn.

Trước nguy cơ hạn nặng trong mùa khô, Khánh Hòa đã lên kế hoạch cho 2 phương án chống hạn.

Tương tự, tại một số địa phương vùng núi của tỉnh Phú Yên cũng xẩy ra tình trạng hạn hán khốc liệt. Tỉnh này đã lên phương án “giải cứu” cơn khát bằng cách đầu tư cho dân hàng trăm giếng đào, lắp trạm bơm dã chiến và cả bê tông hóa các hệ thống kênh mương…

Nắng hạn gay gắt kéo dài, mực nước các sông suối, hồ đập, giếng đào trên địa bàn tỉnh Phú Yên bị cạn kiệt làm hàng ngàn hộ dân các huyện miền núi và ven biển như Tuy An, Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh thiếu nước sinh hoạt…

Rồi những vùng thời tiết khô hạn khốc liệt như Quảng Trị: Trước tình hình khô hạn, tỉnh này có kế hoạch chuyển đổi gần 670 ha lúa thiếu nước sang các hình thức sản xuất và cây trồng như ngô, đậu, rau màu và các loại cây trồng khác. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã chú trọng phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay đã xẩy ra tình trạng thiếu nước cục bộ tại một số địa phương, các hồ chứa nước dung tích lớn trên địa bàn đang có dấu hiệu giảm xuống từng ngày; hạn hán cũng đang đe dọa nghiêm trọng đến lĩnh vực nông nghiệp của địa phương này.

Kịch bản ứng phó hạn hán

Mới đây ông Lê Hữu Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký quyết định ban hành phương án phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh năm 2020. Trong đó, tỉnh đã xây dựng 2 kịch bản ứng phó với hạn hán, nắng nóng trong thời gian tới.

Tỉnh Phú yên thực hiện giải pháp bên tông hóa hệ thống mương nước nhằm đảm bảo tối đa không để nguồn nước khan hiếm bị thất thoát

Tỉnh Phú yên thực hiện giải pháp bên tông hóa hệ thống mương nước nhằm đảm bảo tối đa không để nguồn nước khan hiếm bị thất thoát

Theo đó, kịch bản 1, từ nay đến trước tháng 6 nếu thời tiết có mưa, lưu lượng nước trên các sông, suối, đập, hồ chứa được cải thiện. Căn cứ vào lịch thời vụ, các địa phương, đơn vị kịp thời chủ động tính toán, cân đối, để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp; Còn kịch bản 2, trong các tháng tới không có mưa, thì các địa phương chủ động sửa chữa những giếng đã khoan trước đó; Đồng thời khoan thêm 20 giếng mới tận thôn bản, nơi dự kiến thiếu nước để cấp nước bổ sung cho người dân, nhất là khu vực dân cư tập trung, nguồn nước xâm nhập mặn.

Còn tại Phú Yên, tại huyện Sơn Hòa được dự báo hạn hán khiến hơn 1.000 hộ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng khi các hồ chứa, sông suối khu vực này đã tình trạng trơ đáy. UBND huyện Sơn Hòa đầu tư gần 3 tỷ đồng đào 30 giếng khoan có độ sâu từ 60m- 100m tại các vùng thiếu nước đồng thời lắp đặt máy bơm nước phục vụ nước sinh hoạt cho bà con.

Để đảm bảo việc cung cấp nước tưới cho vụ sản xuất hè thu 2020 của tỉnh Phú Yên, Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam đang phối hợp với các địa phương triển khai nhiều giải pháp cũng như lên các phương án chống hạn cụ thể cho từng vùng.

Đó là việc lắp các trạm bơm dã chiến tại các trạm Trạm thủy nông Phú Xuân (5 trạm bơm dã chiến trên sông Trà Bương, 3 máy bơm ở hồ Phú Xuân); Trạm thủy nông kênh Nam…; Khai thông dòng chảy toàn hệ thống kênh, tu bổ, sửa chữa, nạo vét hệ thống kênh tưới trên toàn hệ thống nhằm thông suốt dòng chảy, hạn chế thất thoát nước, tưới kịp thời.

Những giải pháp chóng khô hạn tại miền Trung như đào giếng, đặt bơm dã chiến, khơi thông mương rãnh... để giải cứu vụ lúa hè thu

Những giải pháp chóng khô hạn tại miền Trung như đào giếng, đặt bơm dã chiến, khơi thông mương rãnh... để giải cứu vụ lúa hè thu

Theo Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam, mực nước đo được tại các hồ thủy lợi do đơn vị này quản ký đang giảm thấp. Hiện hồ Đồng Tròn (huyện Tuy An) chỉ tích được gần 12,7 triệu m3, đạt khoảng 64% dung tích; hồ Suối Vực (huyện Sơn Hòa) tích được 4,7 triệu m3, đạt 45% dung tích; hồ Hóc Răm (huyện Tây Hòa) 1,8 triệu m3, đạt 63% dung tích; hồ Kỳ Châu (huyện Đồng Xuân) 2,8 triệu m3, đạt 74% dung tích; hồ Phú Xuân (huyện Đồng Xuân) 6,5 triệu m3, đạt 58% dung tích; hồ Xuân Bình (TX Sông Cầu) 5,3 triệu m3, đạt 82% dung tích; hồ Lỗ Ân (TP Tuy Hòa) 1,5 triệu m3, đạt 59% dung tích thiết kế. Tính bình quân, lượng nước tích được ở các hồ chỉ đạt khoảng 62% dung tích thiết kế.

Chủ tịch Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam Nguyễn Minh Huệ cho biết: Trong năm 2020, công ty sẽ đầu tư 8,5 tỉ đồng để thực hiện nạo vét, sửa chữa cống, cửa van và các tuyến kênh của các hệ thống thủy nông kênh Bắc, kênh Nam, Tuy An, Phú Xuân và Đồng Tròn.

Tại Quảng Trị, vụ Hè Thu năm nay, tỉnh Quảng Trị gieo cấy khoảng trên 25.000ha lúa. Trong đó, xác định gần 4.300 héc ta nguy cơ thiếu nước. Ông Nguyễn Sinh Công, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình Thủy lợi Quảng Trị cho biết: đơn vị đã triển khai những giải pháp nhằm điều tiết và cân đối nguồn nước tưới phù hợp; Tận dụng tối đa các nguồn nước sẵn có trên các sông suối, ao hồ để bơm tát, phối hợp với các địa phương lập kế hoạch khoanh vùng các trạm bơm dã chiến. Tổ chức đắp chặn trục tiêu, kênh tiêu trữ nước bơm tưới…

Việt Hương

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/mien-trung-len-ke-hoach-ung-pho-han-han-d122236.html