Mỡ máu cao - căn bệnh giết người âm thầm: Ai cũng phải cảnh giác

Máu nhiễm mỡ là bệnh giết người âm thầm và từ từ, sau đó có thể gây ra những cái chết đột ngột nếu chúng ta không thường xuyên kiểm tra cholesterol máu.

Khi nào gọi là mỡ máu cao?

Mỡ trong máu bao gồm các chất cholesterol, triglycerid, phospholipid và acid béo tự do, trong đó cholesterol chiếm 60% - 70%. Theo các chuyên gia, trong máu lúc nào cũng có mỡ, một dưỡng chất cần thiết để duy trì sự sống.

Các yếu tố nguy cơ hiện diện ngay trong cuộc sống: hút thuốc, rượu bia nhiều, tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, ô nhiễm môi trường nặng, tiếp xúc hóa chất độc hại, thực phẩm bẩn... đều có thể gây ra đột quỵ

Các yếu tố nguy cơ hiện diện ngay trong cuộc sống: hút thuốc, rượu bia nhiều, tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao, tăng huyết áp, ô nhiễm môi trường nặng, tiếp xúc hóa chất độc hại, thực phẩm bẩn... đều có thể gây ra đột quỵ

Thế nhưng, cái gì quá cũng không tốt. Nếu chất béo giữ ở một tỷ lệ nhất định, bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, khi chúng cao bất thường thì bị gọi là rối loạn.

- Cholesterol toàn phần trong máu bình thường có chỉ số < 5,2mmol/l, khi chỉ số này tăng trên 5,2 mmol/lít là bắt đầu cao.

- Với loại HDL-C chỉ số trong máu ở người bình thường là ≥ 0,9 mmol/l, chỉ số này càng cao càng tốt.

- Với loại LDL-C trong máu người bình thường có chỉ số là dưới 3,4mmol/l, khi chỉ số này vượt quá trên 3,4 mmol/l, được gọi là cao.

- Khi triglycerid máu trên 2,26 mmol/l được gọi là triglycerid cao. Khi tăng cả cholesterol xấu và triglycerid, được gọi là tăng mỡ máu hỗn hợp. Việc rối loạn mỡ máu tiến triển rất âm thầm do lượng cholesterol tăng cao hơn mức cần thiết của cơ thể gây nên chứng xơ vữa, tắc mạch máu.

Mỡ máu cao thường bắt đầu xảy ra ở tuổi trung niên, là bệnh giết người âm thầm và từ từ, sau đó có thể gây ra những cái chết đột ngột mà không biết nếu chúng ta không thường xuyên kiểm tra cholesterol máu.

Nếu chỉ đơn thuần mắc mỡ máu cao thôi thì nguy cơ không cao. Nhưng nếu có nhiều hơn 2-3 yếu tố nguy cơ kèm mỡ máu cao như: rượu bia, nghiện hút thuốc thì nguy cơ đột quỵ cao hơn rất nhiều.

Nếu chỉ đơn thuần mắc mỡ máu cao thôi thì nguy cơ không cao. Nhưng nếu có nhiều hơn 2-3 yếu tố nguy cơ kèm mỡ máu cao như: rượu bia, nghiện hút thuốc thì nguy cơ đột quỵ cao hơn rất nhiều.

Mối nguy

đột quỵ khi bị mỡ máu cao

Khi chỉ số triglyceride trong máu cao hơn mức an toàn, các mảng xơ vữa động mạch sẽ cản trở việc lưu thông máu lên não. Từ đó, não thiếu oxy, dẫn đến các cơn đột quỵ.

Theo TS.BS Trần Chí Cường: “Béo phì và tăng mỡ máu là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ. Trên một người nếu có riêng lẻ một bệnh béo phì hoặc tăng mỡ máu đã làm gia tăng nguy cơ đột quỵ rồi và nếu ai có 2 căn bệnh này song hành cùng lúc thì càng dễ dẫn đến đột quỵ hơn nữa. Thực tế, việc đẩy lùi đột quỵ trên người béo phì thường gặp nhiều khó hơn so với những người không thừa cân, béo phì.”

WHO ước tính, mỡ máu cao có liên quan đến 48% trường hợp tai biến mạch máu não, 56% ca thiếu máu cơ tim trên toàn thế giới. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 28 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến rối loạn mỡ máu (chiếm hơn 50% ca tử vong).

Bệnh mỡ máu có thể xảy ra với bất cứ ai và là bệnh mạn tính, không thể xử lý dứt điểm. Người bệnh chỉ có thể duy trì chỉ số an toàn, nhằm tránh các biến chứng do mỡ máu gây ra như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đột quỵ, suy tim...

Để phòng bệnh mỡ máu, tất cả chúng ta, từ người trẻ tuổi cho đến người lớn tuổi đều phải có chế độ ăn hợp lý, có chế độ tập tành để giảm tích tụ mỡ, có lối sống tương đối lành mạnh tạo nên sự hài hòa của tâm trí với cơ thể và môi trường của chúng ta.

Cũng theo chia sẻ của TS.BS Trần Chí Cường: Một số yếu tố nguy hiểm hơn mỡ máu cao là thừa cân, béo phì, hút thuốc, rượu bia nhiều... Nếu chúng ta chỉ chú ý đến mỡ máu cao mà quên mất việc kiêng cữ, kiểm soát bệnh... thì việc phòng tránh mỡ máu là vô nghĩa trong bức tranh phòng ngừa đột quỵ.

Hiện, vấn đề đáng lo ngại mà theo Bs Cường: Trong lứa tuổi học đường, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì đang rất báo động. Các bậc phụ huynh nên chú ý hơn nữa đến chuyện này. Bởi khi cơ thể trẻ thừa cân, béo phì và không tìm ra giải pháp thì tiếp theo sau đó sẽ là một chuỗi các bệnh lý, dẫn đến các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao và mốc đến cuối cùng là đột quỵ.

Bên cạnh việc duy trì thể dục mỗi ngày, gia đình và người bệnh cần bổ sung thêm các thực phẩm “khắc tinh” của mỡ máu là chất xơ, gạo đỏ lên men (Red Rice)... Trong khi, “sát thủ” ngăn chặn cục máu đông từ trong trứng nước là đỗ tương lên men (natto), chứa enzym nattokinase làm tan sợi tơ huyết vón cục mạnh gấp 4 lần enzym plasmin nội sinh của cơ thể…

Tại nước ta, đã có thực phẩm bổ sung bộ đôi gạo đỏ lên men (Red Rice), nattokinase enzyme tăng cường sức khỏe tim mạch, huyết áp, phòng ngừa đột quỵ được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản cấp dấu chứng nhận JNKA phân phối chính ngạch tại các nhà thuốc lớn và uy tín toàn quốc.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/mo-mau-cao-can-benh-giet-nguoi-am-tham-ai-cung-phai-canh-giac-n184500.html