Vào năm 1986, các nhà khảo cổ đã tìm thấy lăng mộ hoàng gia gần 1.000 năm tuổi tại miền đông Khu tự trị Nội Mông Cổ.
Ngôi mộ hoàng gia này tồn tại từ thời nhà Liêu. Nhà Liêu là một triều đại tồn tại từ năm 907–1125 của Trung Quốc, các nhà khảo cổ xác định được đây là lăng mộ của công chúa Liêu Trần Quốc (1000 - 1018) của vương triều Khiết Đan, cháu gái vua Liêu Cảnh Tông (948 - 982).
Lăng mộ của công chúa Liêu Trần Quốc đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ các chuyên gia và công chúng bởi ở thời điểm đó, Trung Quốc có rất ít tư liệu lịch sử liên quan đến nhà Liêu. Lăng mộ của các hoàng đế nhà Liêu được phát hiện đều đã hư hại nghiêm trọng, không còn ý nghĩa nghiên cứu.
Khi các chuyên gia chuẩn bị di chuyển thi thể công chúa về phòng nghiên cứu, một chất lỏng kỳ lạ màu trắng bỗng rò rỉ từ khe hở bên trong quan tài và chảy ra ngày một nhiều.
Vừa nhìn thấy điều này, các chuyên gia vội vàng hô hoán và sơ tán tất cả những người có mặt trong lăng mộ. Họ kịp thời chạy thoát là bởi các chuyên gia đều biết người Khiết Đan có phong tục đổ thủy ngân lên xác người chết để giữ cho họ được nguyên vẹn. Thủy ngân rất độc.
Lượng thủy ngân lớn được ngâm trong quan tài đã lý giải vì sao tử thi của công chúa với hơn 1.000 năm tuổi này không bị thối rữa. Tuy nhiên, con người không may hít phải lượng lớn thủy ngân trong không khí có thể bị ngộ độc thậm chí là co giật, tử vong tại chỗ nên đội khảo cổ phải lập tức sơ tán khỏi khu vực này. (Ảnh minh họa)
Điều đặc biệt của lăng mộ này đó là bên trong lăng mộ không chỉ cất giữ thi hài của vị công chúa quý giá mà còn có cả thi hài của chồng cô. (Ảnh minh họa)
Đây là trường hợp vô cùng hiếm có bởi trước đó ngành khảo cổ học Trung Quốc mới chỉ ghi nhận trường hợp các phi tần bồi táng cùng lăng mộ các hoàng đế hoặc hoàng tử. (Ảnh minh họa)
Công chúa Liêu Trần Quốc qua đời khi mới chỉ vừa tròn 18 tuổi. (Ảnh minh họa)
Căn cứ vào những tư liệu còn tồn tại, công chúa Liêu Trần Quốc là vị công chúa được vua cha vô cùng yêu thương sủng ái, điều này thể hiện ở việc phong hào (danh hiệu) của cô đã được thay đổi nhiều lần. Lúc đầu, cô được phong làm Thái Bình công chúa, sau đó lại được phong làm Việt Quốc Công chúa. (Ảnh minh họa)
Đây cũng là lý do ngôi mộ của cô được thiết kế vô cùng tinh xảo và cất chứa số lượng lớn đồ tùy táng quý giá. Theo mộ bia ghi lại, công chúa đột ngột qua đời vì bệnh tật, chỉ hai năm sau khi cô kết hôn với người cậu hơn mình 10 tuổi. (Ảnh minh họa)
Xem thêm video: Cuộn giấy trong quan tài nghìn năm hé lộ bí mật của người Ai Cập. Nguồn: Kienthucnet.
Thiên Trang (th)