Năm 1990, một người nông dân ở huyện An Hương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, đã phát hiện một hố sụt kỳ lạ trong lúc cuốc đất, dẫn đến việc khai quật một ngôi mộ cổ từ thời Tây Tấn vào năm 1991. (Ảnh: zgshc)
Trong số nhiều di vật được tìm thấy, nổi bật nhất là một bình ngọc bích cao 10,5 cm với hoa văn chạm khắc tinh xảo.(Ảnh: chinaculture)
Các chuyên gia khảo cổ không thể xác định được mục đích sử dụng thực sự của cổ vật này.(Ảnh: hnmuseum)
Chiếc bình ngọc có hình trụ, được làm bằng ngọc bích chất lượng cao.(Ảnh: instagram)
Mặc dù không phải loại trong mờ, nhưng nó vẫn được coi là một tác phẩm nghệ thuật hiếm có trên thế giới.(Ảnh: flickr)
Hoa văn trên bình bao gồm hình vân mây, rồng, kỳ lân và các cuộc chiến giữa các sinh vật huyền thoại.(Ảnh: baike)
Có một số tranh luận về mục đích sử dụng của chiếc bình ngọc này. Một số chuyên gia cho rằng nó có thể được sử dụng để rửa bút lông, dựa trên việc phát hiện cặn mực từ hàng nghìn năm trước trong cạnh của bình. Tuy nhiên, nguồn gốc của thư pháp không phù hợp với thời đại của chiếc bình. Vì vậy, công dụng thực sự của nó vẫn còn bí ẩn.(Ảnh: baike)
Mặc dù vậy, chiếc bình ngọc này đã được công nhận là bảo vật quốc gia và có giá trị ước tính hơn 3.300 tỷ đồng và bị cấm trưng bày ở nước ngoài.(Ảnh: baike)
Mời quý độc giả xem thêm video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.
Thiên Trang (TH)