Mổ vịt bất ngờ đụng trúng 'vật thể lạ trong suốt', tưởng đồ bỏ hóa ra giá hơn 300 tỷ
Nhờ 'vật thể lạ' tìm thấy trong bụng con vịt, Bính An đã bất ngờ kiếm được một khoản tiền lớn.
Một ngày năm 1984, gia đình em gái vợ của Trần Bính An - một nông dân ở Hồ Nam, Trung Quốc, đến nhà anh chơi. Gia đình Trần Bính An quyết định mời nhà em ở lại dùng bữa. Sau đó, Bính An ra chuồng vịt nhặt ít trứng để nấu. Nào ngờ, anh ta phát hiện ra một con tự dưng lăn ra chết. Thế nên, Bính An quyết định đem nó về làm thịt.
Trong lúc lấy nội tạng con vịt ra rửa, Bính An tìm thấy một cục đá bên trong. Viên đá này nhìn qua khá giống với một viên thủy tinh. Bính An cầm hòn đá lên ngắm nghía, mắt không rời. Anh ta liền nói với vợ mình vừa phát hiện một viên thủy tinh trong bụng vịt. Vợ Bính An chỉ đáp: "Trong đó có thơm tho gì, mau vứt đi rồi nhanh nhanh mà nấu nướng".
Nhưng, Bính An thấy viên đá này rất đẹp nên đã lén bỏ nó vào túi áo.
Một ngày nọ, lúc rảnh rỗi, Bính An lại lấy viên đá ra nghiên cứu. Anh ta cảm thấy viên đá có kết cấu rất rõ ràng, trông không giống với bình thường.
Bính An chợt nhớ ra, trước đây từng nhìn thấy một bức ảnh có viên đá thủy tinh tương tự như này trên một tờ báo. Anh ta nhanh chóng tìm lại nó và tiến hành so sánh. Quả thực, hai viên đá có nhiều phần rất giống nhau.
Theo những thông tin trên tờ báo, viên đá trong ảnh là một viên kim cương tự nhiên do một cô gái ở huyện Lâm Thuật, tỉnh Sơn Đông nhặt được.
Bính An muốn kiểm tra xem viên đá của mình có phải kim cương không nên đã quyết định đi tìm chuyên gia thẩm định. Tuy nhiên, trong khu vực anh ta sống không có ai nên Bính An đành ngồi xe lên thành phố tìm chuyên gia. Vị chuyên gia sau khi đánh giá cẩn thận đã xác nhận rằng viên đá mà Bính An tìm thấy trong bụng con vịt là một viên kim cương. Hơn nữa đây còn là viên kim cương cao cấp. Bởi nó có độ sạch tuyệt đối, không có tạp chất bên trong hay tỳ vết gì ở bên ngoài khi soi dưới kính lúp phóng đại 10 lần. Vì thế, dựa theo nước của viên kim cương thì nó ở thang điểm D.
Kim cương được chia ra làm hai nhóm: kim cương có màu và kim cương không màu. Trên thực tế, rất hiếm gặp một viên kim cương mà không có màu sắc. Màu sắc tự nhiên của kim cương thường là màu vàng, màu nâu hoặc màu xám. Nhờ đó, bảng màu kim cương bắt đầu xuất hiện.
Theo tiêu chí của Viện Ngọc học Hoa Kỳ, nước của kim cương hay độ sạch của kim cương được xếp hạng theo các thang điểm từ D đến Z (Với D là gần như không màu và Z là vàng sẫm hoặc nâu nhạt). Những cấp độ liền kề của kim cương thường khó có thể phân biệt nhau bằng mắt thường.
Nước D là phân cấp màu đẹp nhất và có chất lượng cao nhất. Độ trong suốt về màu sắc ở kim cương nước màu D rất hoàn hảo. Giá trị của kim cương nước D không bao giờ giảm; mà ngược lại nó còn ngày càng có giá trị cao hơn. Cũng theo Viện Ngọc học Hoa Kỳ, kim cương nước D là đẹp nhất và quý hiếm nhất.
Viên kim cương nước D nặng tới nặng 158,786 carat của Bính An được định giá lên tới gần 90 triệu NDT (hơn 300 tỷ đồng).
Nguồn: Sohu