Mỹ vừa quyết định mua thêm súng Carl-Gustaf M4 của Thụy Điển để thay thế trong những đơn vị M72 LAW vốn ra đời từ thời chiến tranh Việt Nam.
Công ty quốc phòng và an ninh Saab của Thụy Điển cho biết, vừa nhận được đơn đặt hàng súng chống tăng Carl-Gustaf M4 mới từ Quân đội Mỹ có trị giá 87 triệu USD.
Thương vụ Carl-Gustaf sẽ được hoàn tất trong vòng 7 năm. Mỹ cũng đang xúc tiến mua bản quyền loại súng chống tăng này để sản xuất trong nước.
Cùng với tên lửa diệt tăng, súng chống tăng cầm tay vẫn được các quốc gia phát triển, với ưu thế nhỏ gọn, hỏa lực vừa phải có thể vô hiệu hóa xe tăng ở cự ly gần khi bắn vào các vị trí hiểm.
So với tên lửa chống tăng, súng chống tăng có ưu thế về trọng lượng nhẹ giúp người lính có thể cơ động nhanh trên chiến trường.
Khi đánh giáp lá cà, súng chống tăng sẽ hiệu quả hơn cả tên lửa diệt tăng.
Chọn bắn vào những chỗ yếu điểm của xe tăng hoặc xe thiết giáp, súng chống tăng có thể vô hiệu hóa các phương tiện này ngay lập tức.
Thực tế cho thấy súng chống tăng RPG-7 của Nga vẫn cực đáng sợ. Loại vũ khí này có thể vô hiệu hóa ngay cả xe tăng M1 Abrams của Mỹ khi chúng bắn vào hông xe, hay phía sau chiến xa này.
Tuy vậy súng chống tăng Carl Gustaf M4 do Thụy Điển sản xuất còn nguy hiểm hơn cả RPG-7.
Súng M4 có độ ổn định, tăng tính chính xác hơn RPG-7 rất nhiều.
Một số loại đạn dành cho Carl Gustaf M4 có sức công phá đáng sợ hơn đạn hai tầng của RPG-7.
Cũng giống như RPG-7 của Nga, Carl Gustaf M4 cũng được phát triển từ huyền thoại Carl Gustaf vốn ra đời từ Thế chiến thứ hai.
Loại súng này từng thể hiện rất tốt trong chiến tranh Triều Tiên.
Nhận thấy ưu điểm của loại súng chống tăng này, nhiều biến thể đã được phát triển cho tới tận ngày nay.
Carl Gustaf M4 là phiên bản mới nhất của dòng súng chống tăng huyền thoại này. Biến thể này được Thụy Điển phát triển vào năm 2014.
Người lính với khẩu súng Carl Gustaf M4 có thể đe dọa bất cứ loại xe tăng nào.
Nhà sản xuất Saab cho biết, khả năng đặc biệt của Carl-Gustaf M4 là xử lý nhiều tình huống chiến thuật, phù hợp với tác chiến trong môi trường hạn chế.
Theo Việt Hùng/ANTĐ