Mối liên hệ giữa bệnh Kawasaki và COVID-19

Khi đại dịch COVID-19 lan rộng, nhiều báo cáo về các triệu chứng mới và bất thường của bệnh đã không ngừng gia tăng. Các tác dụng phụ mới nhất của COVID-19 gồm phá hoại thần kinh và 'ngón chân COVID'.

Trong các trường hợp hiếm gặp, COVID-19 dường như còn tạo ra chứng viêm nghiêm trọng ở trẻ em. Hiện các nhà khoa học đang chạy đua để hiểu về căn nguyên gây ra bệnh này. Nó được biết đến dưới cái tên “Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em” (viết tắt MIS-C). Hội chứng này giống bệnh Kawasaki, một hội chứng viêm ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh Kawasaki?

Giống như bệnh MIS-C, trẻ em mắc bệnh Kawasaki (KD) thường có các triệu chứng như phát ban và sốt. Trẻ bị bệnh Kawasaki cũng bộc lộ các triệu chứng như sưng tay, chân; da bong tróc, đỏ mắt, “lưỡi đỏ nổi gai - lưỡi dâu tây” và các hạch bạch huyết sưng ở cổ.

Theo công bố của Trung tâm nghiên cứu bệnh Kawasaki ở Đại học California, San Diego (UCSD) thì Kawasaki là một tình trạng tương đối hiếm gặp, ảnh hưởng từ 15 - 20 trong số 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh cũng xuất hiện ở trẻ em lớn hơn và trẻ vị thành niên.

Những điểm tương đồng trong các triệu chứng bệnh đã làm dấy lên mối lo âu rằng bệnh MIS-C có thể liên kết với Kawasaki, mặc dù mối liên kết chính xác đó vẫn đang được tìm kiếm. Bà Adriana Tremoulet, Đại học California cho biết.

Các trường hợp phát bệnh MIS-C thường rất hiếm và chỉ tồn tại ở các điểm nóng của đại dịch COVID-19.

Các trường hợp phát bệnh MIS-C thường rất hiếm và chỉ tồn tại ở các điểm nóng của đại dịch COVID-19.

Có mối liên hệ giữa MIS-C và Kawasaki?

Trong khi bệnh MIS-C được kích hoạt bởi SARS-CoV-2 thì bệnh Kawasaki có thể có một cách thức kích hoạt khác hẳn. Các bác sĩ đang điều trị COVID-19 đã nhìn thấy có 2 loại bệnh Kawasaki. 1. Chứng nhiễm trùng huyết do virus làm cho tim bị suy nhược và huyết áp thấp. 2. Một căn bệnh hao giống các triệu chứng của bệnh Kawasaki.

Mặc dù trẻ nhỏ thường có các triệu chứng giống bệnh Kawasaki và bệnh này có thể xuất hiện vài tuần sau khi phơi nhiễm với SARS-CoV-2. Bác sĩ nhi khoa Jennifer Lighter cho rằng: Cả trẻ vị thành niên và thanh niên trưởng thành đều có “phản ứng quá mức” đối với virus trong tim và các cơ quan nội tạng khác.

Ông James Schneider, bác sĩ chăm sóc tích cực tại mạng lưới chăm sóc sức khỏe tích hợp phi lợi nhuận Northwell Health nhấn mạnh, hội chứng viêm yêu cầu chăm sóc bệnh viện và thuốc để điều trị huyết áp, steroid và đôi khi là cả máy trợ thở. Kawasaki được điều trị bằng một liều cao gamma globulin (một loại chất đạm có trong máu người) thông qua phương pháp IV.

Nổi ban đỏ trên da trẻ em mắc bệnh Kawasaki.

Nổi ban đỏ trên da trẻ em mắc bệnh Kawasaki.

Ai có nguy cơ mắc MIS-C?

Các trường hợp mắc MIS-C thường rất hiếm và hầu hết chỉ tìm thấy tại các điểm nóng của đại dịch COVID-19 như New York, nơi mà vào ngày 21/5/2020 đã báo cáo có 147 trường hợp bệnh. Ông Tom Maniatis, Giám đốc điều hành của Sáng kiến y học chính xác (PMI) của Đại học Columbia, cho biết: Có một số thành phần di truyền hiếm là căn nguyên khiến trẻ em gặp rủi ro. Trung tâm gene New York nơi ông Maniatis làm việc, hiện đang giải trình tự các bộ gene của trẻ em bị ảnh hưởng.

Theo các báo cáo của Science thì, trong khi bệnh Kawasaki thường tác động tới trẻ em có gốc châu Á, thì hội chứng MIS-C lại không thấy có báo cáo nào tại các nước châu Á. Dữ liệu từ các trường hợp của hội chứng viêm ở London cho thấy rằng trong số 37 trường hợp được báo cáo vào ngày 7/5/2020 thì có một lượng khá lớn trẻ em bị ảnh hưởng có gốc châu Phi và hậu duệ người Caribe gốc Phi.

Các báo cáo trên tờ Science đã nhắc đến một dự án gọi là DIAMONDS đang nghiên cứu trẻ em ở châu Âu bị tác động bởi bệnh MIS-C cũng như những ai bị mắc COVID-19 nhằm sàng lọc máu của họ để thu thập virus và các mầm bệnh khác (bao gồm SARS-CoV-2) và cũng nghiên cứu về các hệ miễn dịch.

Nguyễn Thanh Hải

((Theo smithsonianmag, 6/2020))

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/moi-lien-he-giua-benh-kawasaki-va-covid-19-n176190.html