Mối lo mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ cơm bụi

Chỉ từ 20.000 - 30.000 đồng/suất, vừa rẻ, vừa ngon, lại tiện đủ đường nên những quán cơm bụi luôn thu hút lượng lớn sinh viên, người lao động vào ăn mỗi ngày.

Ghi nhận thực tế, xung quanh Bệnh viện E (đường Trần Cung, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chỉ cần đếm nhanh cũng thấy có tới hàng chục quán cơm bình dân xập xệ mọc lên. Môi trường tại các điểm buôn bán này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), thức ăn không được che chắn, bị phơi ra trước khói bụi, côn trùng…

Nhiều quán cơm bình dân đã xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng.

Nhiều quán cơm bình dân đã xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng.

Điều kiện chế biến thức ăn của nhiều quán cơm tại đây không đảm bảo vệ sinh. Đa số đầu bếp không đeo găng tay, không tuân thủ quy trình chế biến sạch, thớt thái đồ sống và chín đều chung một chiếc. Chỗ rửa bát đĩa, rau củ quả và các thực phẩm khác đều chung một vòi nước với đồ vung vãi khắp nơi. Dưới bàn ăn của khách hàng rác cũng vứt ngổn ngang...

Chỗ rửa bát đĩa, rau củ quả và các thực phẩm khác đều chung một vòi nước với đồ vung vãi khắp nơi

Chỗ rửa bát đĩa, rau củ quả và các thực phẩm khác đều chung một vòi nước với đồ vung vãi khắp nơi

Cũng theo tìm hiểu của PV, đa số thực khách của các quán cơm bụi tại đây là những người nhà bệnh nhân, bệnh nhân và những người có hoàn cảnh khó khăn. Đối với họ, mua được những suất ăn hằng ngày đã là quá tốt rồi và giá càng bình dân càng tốt.

Tượng tự, PV ghé vào một quán cơm bụi trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy), đây được xem là quán ruột của sinh viên, dân văn phòng, người lao động, hàng ngày có tới hàng trăm đĩa cơm được bán ra. Theo quan sát, thực phẩm tại quán cơn không được che đậy kĩ càng, khu vực rửa chén đĩa, chế biến thực phẩm nằm cạnh khu vệ sinh rất nhếch nhác...

Quán cơm bụi trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) thực phẩm không được che đậy kĩ càng.

Quán cơm bụi trên đường Trần Thái Tông (quận Cầu Giấy) thực phẩm không được che đậy kĩ càng.

Khu vực rửa chén đĩa, chế biến thực phẩm nằm cạnh khu vệ sinh.

Khu vực rửa chén đĩa, chế biến thực phẩm nằm cạnh khu vệ sinh.

Trao đổi với Báo Sức khỏe & Đời sống, PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: Rất nhiều quán cơm bụi không bảo đảm và đủ điều kiện về vệ sinh bát đĩa, nồi niêu, xong chảo... Điều kiện chế biến thức ăn tại nhiều quán cơm bụi rất mất vệ sinh (nhiều đầu bếp không đeo găng tay, không tuân thủ quy trình chế biến sạch, thớt thái đồ sống và chín đều chung một cái...).

Không ít nơi thức ăn không được đậy kỹ, thức ăn sống và chín để cạnh nhau trong một môi trường bếp núc chật hẹp - nguyên nhân lây nhiễm chéo từ thực phẩm nọ sang thực phẩm kia, lây nhiễm từ thực phẩm sống sang đồ chín. Lây nhiễm từ môi trường sang thực phẩm, lây nhiễm từ con người với thực phẩm… tạo nên những loại thực phẩm dù đã được nấu chín, nhưng vẫn bẩn.

"Không ít người coi việc ăn cơm bụi là chuyện thường ngày. Quán cơm bụi là giải pháp cho người nghèo kiếm việc làm, là nơi dành cho những người làm công ăn lương đỡ đói lòng. Đây cũng là một "bức tranh" phản ánh sự quản lý kém hiệu quả, tạo ra sự nhếch nhác, mất an toàn, là mầm họa gây bệnh cho người dân.

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ hơn hoạt động của các quán cơm bụi để làm sao thực phẩm bẩn, phương thức chế biến mất vệ sinh không còn tồn tại…, tạo sự an tâm cho người tiêu dùng và là giải pháp phòng bệnh hữu hiệu cho toàn xã hội...", ông Thịnh bày tỏ.

Đừng nghĩ thói bắt nạt chỉ có trên phim, vụ nữ sinh Trường chuyên là đời thực

Đức Sơn - Hồng Ngọc

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/moi-lo-mat-ve-sinh-an-toan-thuc-pham-tu-com-bui-169230420172612601.htm