Mỗi trái tim đều che giấu một bí mật?

Sâu thẳm trong chúng ta đều khao khát một người tri kỷ, một tâm hồn thấu cảm. Một khao khát cháy bỏng thôi đẩy từ bên trong.

Cuốn sách Sâu trong ta một bông hoa luôn rực sáng của nhà tâm lý học Wilhelm Stekel giúp bạn thấu hiểu những điều thẳm sâu trong tâm hồn, cho thấy lối đi của cảm xúc, con đường thổi đi những tăm tối và thắp lên ánh sáng trong chính bạn.

Được sự đồng ý của Công ty sách Bách Việt, Zing trích đăng một phần nội dung sách.

Chúng ta thường giải tỏa bản thân khỏi những ám ảnh bằng cách “trút hết tâm can” lên ai đó. Giống như miếng bọt biển, tâm hồn cũng thấm đẫm và nó phải được vắt khô trước khi có thể căng phồng trở lại. Nhưng đôi khi tâm trí không thể thoát khỏi ám ảnh.

Dồn nén nội tâm - căn nguyên của bệnh tâm lý

Trẻ em phản chiếu hành vi của người lớn một cách rõ ràng và không thể nhầm lẫn. Chúng bí mật cư xử y hệt cách người lớn thường cư xử. Dù vậy chúng cũng không thể che giấu được.

Tôi nhớ rất rõ rằng khi còn bé, tôi không thể ngồi yên 15 phút mà không nói năng gì. Nhiều lần bố mẹ tôi hứa cho tôi phần thưởng lớn nếu tôi ngồi được 15 phút với điều kiện không hỏi họ một câu hỏi hay đưa ra nhận xét nào đó.

 Sách Sâu trong ta một bông hoa luôn rực sáng. Ảnh: Ibooks.

Sách Sâu trong ta một bông hoa luôn rực sáng. Ảnh: Ibooks.

Phần thưởng hứa hẹn đã tăng lên từng ngày vì tôi chưa bao giờ yên lặng trong hơn một nửa thời gian. Nhưng việc giữ bí mật thậm chí còn khiến tôi khó chịu hơn.

Trong bữa tối trước ngày sinh nhật anh, tôi không thể kìm nén bản thân mình nữa, tôi bật ra: “Ồ, anh biết không, anh sẽ có một chiếc đồng hồ bằng bạc vào ngày mai”.

Mọi đứa trẻ chắc chắn đều giống như vậy. Với chúng, bí mật là một gánh nặng không thể chịu nổi. Sẽ có lúc chúng phải giữ bí mật một số chuyện với cha mẹ. Bởi một sự nhút nhát khó hiểu nào đó khiến chúng cảm thấy xấu hổ khi nói chuyện một cách thoải mái với cha mẹ của mình.

Chúng thay đổi thái độ đối với cha mẹ và tìm đến những người bạn đồng trang lứa, những người bạn có thể cùng thảo luận về bí mật của chúng.

Người lớn thực sự ít có khả năng nói ra bí mật như trẻ con. Nó dằn vặt và đè nén họ như một gánh nặng.

Sâu thẳm trong chúng ta đều khao khát một người tri kỷ, một tâm hồn thấu cảm. Một khao khát cháy bỏng thôi đẩy từ bên trong.

Trẻ em may mắn hơn chúng ta trong chuyện này. Chúng tìm bạn thật dễ dàng làm sao! Người bạn đầu tiên cùng chơi vui vẻ có thể trở nên thân thiết trong vòng nửa giờ.

Với những người trưởng thành, vấn đề khó khăn hơn nhiều. Trước khi chúng ta có thể tin tưởng bất kỳ ai, người đó phải đáp ứng một số tiêu chuẩn xã hội và đạo đức xử thế nhất định.

Nhưng ngay cả với người bạn ấy, chúng ta cũng chỉ tiết lộ những thứ bề mặt và giữ bí mật của mình nơi đáy tâm hồn. Trừ khi một cơn bão cảm xúc dâng lên, mở tung các cửa chặn, để những dòng cảm xúc trào ra như nước lũ và phơi bày mọi thứ trước mặt họ.

Nói ra bí mật là cách thức trị liệu hiệu quả

Người nào chia sẻ nỗi lòng với một người khác sẽ tự giải phóng mình, và người thú nhận sẽ thấy nguôi ngoai

Không thể nào lột tả hết giá trị của việc xưng tội một cách đẹp đẽ và sáng tỏ hơn. Cánh cửa khoa học sẽ sớm bị lung lay vì cái gì tạo ra điều tốt lành sẽ được chấp nhận rộng rãi.

Chẳng mấy chốc chúng ta có thể nhìn nhận một cách sâu sắc về nguồn gốc của “các bệnh tâm thần nội sinh”, ngoại trừ những chứng bệnh “ngoại sinh” như một số bệnh truyền nhiễm. Chúng ta coi các bệnh “nội sinh”, thậm chí cả những ảo tưởng là một rối loạn tâm lý. Nhiệm vụ của chúng ta là xác định nguyên nhân gây ra chúng.

 Ảnh minh họa. Nguồn: Bestie.

Ảnh minh họa. Nguồn: Bestie.

Chúng ta có nhiều cách khác ngoài xưng tội với chính mình. Đấy là vẽ tranh, đọc báo, âm nhạc, văn học, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là đóng kịch. Trong thực tế, tác dụng sau cùng của một màn trình diễn sâu sắc là giải phóng những cảm xúc bị dồn nén một thời gian dài bên trong chúng ta.

Chúng ta có lý do chính đáng để chứng kiến những vở kịch mà ở đó chúng ta có thể khóc cho những tổn thương trong trái tim mình. Khi chúng ta có thể rơi nước mắt bởi số phận bất hạnh của một nhân vật trên sân khấu, cũng chính là chúng ta đang thực sự khóc cho nỗi đau của mình.

Kịch nghệ như một cách để xưng tội. Nó giải phóng các ức chế và mặc cảm. Nó gợi lại nhiều ký ức. Nó an ủi và có lẽ hồi phục ở chúng ta niềm hi vọng vào những khả năng tiềm ẩn mà từ lâu chúng ta đã không còn mong đợi.

Trích sách "Sâu trong ta một bông hoa luôn rực sáng"

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/moi-trai-tim-deu-che-giau-mot-bi-mat-post1159409.html