Món đồ bí ẩn Từ Hy Thái hậu nhất quyết mang theo khi xuống mồ: Tác dụng nhiều vô kể, giá trị không thể đếm bằng tiền!
Rốt cuộc đó là món bảo vật 'thần kỳ' cỡ nào mà Từ Hy Thái hậu lại nâng niu như vậy.
Trong ngàn vạn cổ vật có một củ sen ngọc
Cuộc đời của Từ Hy Thái hậu có thể được miêu tả là xa hoa tột bậc trong lịch sử Trung Quốc, tàn độc và ham quyền lực - đến nỗi đã không ngần ngại giết chết con trai ruột là hoàng đế Quang Tự. Nhưng có một người màTừ Hy Thái hậu lại đặc biệt tin tưởng và dung túng, đó là thái giám Lý Liên Anh.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một trong những cách Lý Liên Anh lấy lòng Từ Hy là nhân vật này tặng cho "Lão Phật Gia" những món đồ vô cùng quý giá, tinh xảo. Và trong vô vàn những báu vật đó, cómột "củ sen ngọc", Từ Hy úy đến nỗi mang theo khi đi ngủ và cả khi xuống mồ.
Một trong những cuốn sách nêu chi tiết về các đồ vật tùy táng trong quan tài của Từ Hy là"Ái nguyệt hiên bút ký" có viết: "Hoa sen trên chân nặng ba mươi sáu lượng... Bên cạnh có 108 vị Phật bằng vàng và ngọc bích... Một củ sen ngọc được đặt ở phía lưng bên trái..."
Sau này, các nhà khảo cổ khi khai quật và nghiên cứu, xác thực rằng trong Đông lăng của nhà Thanh, nơi Từ Hy được chôn cất, từng có hàng vạn bảo vật quý hiếm, gồm hơn 10.000 viên ngọc trai và hơn 200 miếng bạch ngọc, ước tính trị giá khoảng hàng trăm triệu lạng bạc. Chỉ có điều, hầu hết đồ tùy táng đó đã bị cướp bóc bởi tên trộm mộTôn Điện Anh. Và trong số đó có cả củ sen bằng ngọc.
Theo ký ức của các nhà khảo cổ khi khai quật mộ Từ Hy, sau khi vào lăng, họ sững sờ trước cảnh tượng trước mắt: Nhiều bảo vật bị cướp đi, mọi thứ không lấy được đều bị phá hủy, củ sen ngọc quý giá được miêu tả trong sách ghi chép lại cũng không còn. Nhưng sau một thời gian dài, nó lại xuất hiện trên thị trường đồ cổ...
Vậy củ sen ngọc này là cổ vật có giá trị như thế nào mà lại được Từ Hy yêu quý đến vậy?
Củ sen ngọc trị giá như thế nào?
Đúng như tên gọi, củ sen ngọc là củ sen được tạc từ ngọc, có 4 màu trắng, xám, xanh, hồng, nhìn giống hệt củ sen thật. Điều quan trọng hơn là toàn bộ đều được làm bằng ngọc và tay nghề chạm khắc vô cùng tinh xảo nên giá trị của nó không thể đong đếm được bằng tiền.
Cổ nhân có câu: "Người nâng ngọc ba năm, ngọc nâng người một đời". Vào thời Tống, Chu Đôn Di trong "Ái liên thuyết" có viết: "Hoa sen mọc lên từ bùn lầy mà không vấy bẩn, tắm gội trong sóng nước trong mà không có vẻ lả lơi, trong rỗng ngoài thẳng, không bò lan không đâm cành, mùi hương càng xa càng thanh khiết, dáng mọc lên dong dỏng cao, chỉ có thể từ xa ngắm nhìn chứ không thể đến gần mà nâng niu sờ mó".
Còn về ngọc, trong văn hóa Trung Quốc luôn coi ngọc là một loại linh vật, và củ sen cũng mang hàm ý cao quý. Câu chuyện thân thể của Na Tra được làm bằng củ sen là một ví dụ điển hình.
Người xưa cho rằng ngọc có tác dụng "che chắn tà ma, kéo dài tuổi thọ". Vì vậy, những người có địa vị trong xã hội phong kiến thường đeo mặt dây chuyền ngọc bích. Công năng của nó còn vượt xa vật trang trí, và giống như một biểu tượng của danh tính và đức hạnh.
"Bản thảo cương mục" có viết: "Ngọc bích có công năng thông kinh mạch, trấn tĩnh thần kinh, dưỡng tóc, thanh nhiệt giải phiền".
Tron bộ "Ái nguyệt hiên bút ký" của Lý Liên Anh cũng ghi lại củ sen ngọc được chia thành nhiều đoạn, trên thân được trang trí bằng lá sen và hoa sen, chạm khắc rất tinh xảo.
Vì củ sen ngọc có hình cánh tay, được làm bằng chất liệu ngọc trắng mịn nên không chỉ có vẻ đẹp 'mịn màng', sang trọng mà khi cầm trên tay, củ sen ngọc còn có tác dụng điều hòa cơ thể. Điều này cũng phù hợp hơn với câu nói của người xưa "Ngọc bổ dưỡng cho con người", chưa kể củ sen bằng ngọc còn có tác dụng làm đẹp, nên cũng dễ hiểu vì sao Từ Hy Thái hậu thích nó đến như vậy.