Món đồ uống quen thuộc chống lão hóa nhưng dùng theo 2 cách này thì cực độc

Uống trà có lợi cho sức khỏe, nhưng đồng thời món đồ uống này cũng đi kèm rủi ro nếu không biết sử dụng đúng cách.

Trong những năm gần đây, với sự nổi lên của xu hướng ăn uống khoa học và giữ gìn sức khỏe, trà vô tình được gọi là thần dược kỳ diệu, uống trà sẽ có tác dụng chống lão hóa và chống ung thư vì trong trà chứa nhiều chất dinh dưỡng, các thành phần có lợi như: Polyphenol và vitamin.

Công dụng của trà

Tờ Times của Anh đã đưa tin về một nghiên cứu rất thú vị: Các nhà nghiên cứu cho những người tham gia thí nghiệm uống trà hoặc nước bao gồm cả đàn ông và phụ nữ, sau đó thực hiện các trò chơi liên kết từ hoặc bài kiểm tra giải câu đố.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, những người uống trà thể hiện tốt hơn nhiều trong các trò chơi liên kết từ và các bài kiểm tra giải câu đố so với những người chỉ uống nước lọc.

Thực tế, trà không tạo ra tác dụng thần kỳ. Kết quả kiểm tra có liên quan nhiều đến tác động tâm lý. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những người thích uống trà thường thông minh và sáng tạo hơn. Khi tham gia thí nghiệm, họ sẽ được kích hoạt sự tập trung nhất, cải thiện khả năng sáng tạo của não bộ và hoàn thành bài kiểm tra. Và tất cả những điều này chỉ là một trạng thái tâm lý đặc biệt.

Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng và Sức khỏe Singapore - Bác sĩ Anna Jacob từng phát biểu trong một buổi họp: "Trà là thức uống thứ hai sau nước được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu khuyến khích sử dụng, có tác dụng chống oxy hóa giúp cơ thể ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh tim mạch".

Tuy nhiên, nếu uống trà không đúng cách, không những không đạt được hiệu quả tốt mà còn gây hại cho cơ thể. Các bác sĩ nhắc nhở, hai loại trà dưới đây có thể gây hại cho cơ thể, không muốn sức khỏe tổn thương nên tránh xa ngay bây giờ!

1. Uống trà đặc

Đối với những người đã uống trà lâu năm, họ thường có thói quen uống trà đặc. Pha một ấm trà đậm đặc nhâm nhi cùng chút bánh đậu xanh, kẹo lạc sau mỗi lần uống rượu hay tâm sự bạn bè đã được rất nhiều người Việt ưa chuộng. Hương vị đậm đặc của trà hòa quyện cùng vị ngọt thanh của bánh kẹo khiến bất cứ ai thử qua cũng “nghiện”.

Hình minh họa. Ảnh: iStock

Hình minh họa. Ảnh: iStock

Tuy nhiên, thức uống này lại chứa rất nhiều chất ảnh hưởng đến chức năng của thận và dạ dày.

Gây hại cho thận: Trong trà đặc chứa lượng flo rất lớn. Khi uống trà, thận đảm nhiệm chức năng chính là cơ quan chuyển hóa năng lượng. Một khi cơ thể hấp thụ lượng flo vượt quá khả năng bài tiết của thận sẽ khiến flo tích tụ trong cơ thể, thậm chí gây ra bệnh “bệnh nhiễm độc flo dạng trà” .

Không chỉ vậy, nhiều người còn hiểu sai về tác dụng của trà được dùng sau khi uống rượu. Chất theophylline trong trà có tác dụng lợi tiểu nhưng chỉ tốt khi được hấp thụ đúng cách và đúng thời điểm. Nếu lượng rượu trong cơ thể đào thải quá muộn, kèm theo tác dụng theophylline của trà gây nên tổn thương các tế bào thận. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể gây nên suy thận mãn tính.

Gây hại cho dạ dày: Sở dĩ trà đặc có tác dụng làm dịu cơ thể vì trong trà có chứa một lượng lớn caffeine, theophylline,... Những chất này không chỉ gây tổn thương thận mà còn kích thích hệ thần kinh trung ương, gây hưng phấn tinh thần quá mức.

Đồng thời, nó cũng sẽ kích thích các tế bào dạ dày, thúc đẩy một số lượng lớn axit dạ dày tiết ra, để lâu ngày có thể làm tổn thương chắc chức năng dạ dày: xung huyết, viêm, phù nề, loét, trào ngược dạ dày, giảm chức năng bao viêm mạc dạ dày.

2. Uống trà quá nóng

Hình minh họa. Ảnh: Daily Express

Hình minh họa. Ảnh: Daily Express

Nhiều người cảm nhận rằng khi uống trà nóng sẽ làm cơ thể cảm thấy thoải mái và thư giãn. Tuy nhiên, nếu nước trà ở nhiệt độ quá cao có thể gây tổn thương thực quản và niêm mạc dạ dày.

Màng nhầy niêm mạc đường tiêu hóa của con người rất mỏng. Khi chúng ta dùng đồ uống (trà, cafe, nước đun sôi, canh nóng,...) trên 65°C có thể khiến lớp màng bị tổn thương.

Nhiều người thường tỏ ra không quan tâm đến vấn đề này vì cho rằng màng nhầy niêm mạc có khả năng tự phục hồi, bị bỏng nhẹ, sẽ không cần quá cảnh giác. Tuy nhiên, nếu giữ thói quen ăn uống đồ nóng lâu ngày sẽ khiến niêm mạc bị tổn thương nhiều lần, trong quá trình phục hồi, tế bào ngày càng teo đi, làm tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản, ung thư vòm họng,...

Trà có rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, nhưng nếu uống trà sai cách sẽ gây nên những tác hại không đáng có. Vì vậy, mọi người cần lưu ý không được uống trà đặc và nhiệt độ nước trà không được quá cao. Ngoài ra, nếu có bệnh đường tiêu hóa, bệnh thận phải cân nhắc giảm thiểu số lần uống trà.

Nguồn: Healthline, Mirror

Thùy Anh

Nguồn Phụ Nữ VN: https://phunuvietnam.vn/mon-do-uong-quen-thuoc-chong-lao-hoa-nhung-dung-theo-2-cach-nay-thi-cuc-doc-20221227201752562.htm