Môn Kurash có gì đặc biệt giúp Đoàn Thể thao Việt Nam 'hái vàng' tại SEA Games 31?
Kurash là một môn vật truyền thống của người Uzbekistan mới được đưa vào nội dung thi đấu tại SEA Games. Mặc dù tên gọi nghe rất lạ, nhưng tới thời điểm hiện tại đã giúp Đoàn Thể thao Việt Nam giành 6 huy chương Vàng.
Tại kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 (SEA Games 31), bộ môn Kurash chính thức khởi tranh từ ngày 10/5 với 4 nội dung. Trong ngày đầu tiên thi đấu xuất sắc, các VĐV của Đoàn Thể thao Việt Nam đã xuất sắc đem về cho đội nhà 4 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ. Và đây cũng chính là những tấm HCV đầu tiên của nước chủ nhà Việt Nam tại kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31.
Đến ngày 11/5, ngày thi đấu thứ hai của bộ môn Kurash, với tinh thần quyết tâm cao độ và tiếp nối thành công của ngày thi đấu trước đó, các VĐV của Đoàn Thể thao Việt Nam lại tiếp tục tỏa sáng khi đem về 2 HCV cho đất nước (vượt chỉ tiêu đề ra trước đó là 5HCV). Ngoài 2 tấm HCV, đội tuyển Kurash Việt Nam còn mang về thêm 2 HCB và 2 HCĐ.
Môn Kurash mang về cơn mưa vàng cho đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 31. Ảnh: internet
Trên thực tế, đối với nhiều người hâm mộ thể thao Việt Nam, môn Kurash (hay môn vật truyền thống của người Uzbekistan) vẫn là một môn thể thao mới còn khá xa lạ. Môn Kurash cũng chỉ mới được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games từ năm 2019. Vậy môn Kurash có gì đặc biệt mà lại giúp Đoàn Thể thao Việt Nam "hái vàng" SEA Games 31, hãy cùng tìm hiểu về môn thể thao này dưới đây.
Tìm hiểu về lịch sử môn Kurash
Theo tìm hiểu, môn Kurash là môn vật truyền thống của người Uzbekistan (theo tiếng Uzbek, "Kurash" có nghĩa là "hoàn thành được mục tiêu đã đề ra). Bộ môn Kurash có lịch sử khoảng 3.500 năm, xuất hiện đầu tiên tại khu vực là lãnh thổ của Uzbekistan hiện nay. Vào 2500 năm trước, triết gia, nhà sử học Herodotus, đã đề cập tới Kurash khi nhắc tới đất nước Uzbekistan trong tác phẩm có tên "History" của mình.
Trải qua hàng nghìn năm phát triển không ngừng, giải đấu đầu tiên của môn này được tổ chức vào năm 1928. Cho tới năm 1998, Hiệp hội Kurash quốc tế (IKA) chính thức được thành lập. Một năm sau, giải vô địch thế giới của môn này được tổ chức ở quê hương Tashkent vào năm 1999. Đến nay, giải đấu này được tổ chức 2 năm một lần.
Mãi đến năm 2018, môn Kurash mới xuất hiện tại Á vận hội được tổ chức ở Jakarta và Palembang, Indonesia. Và tới kỳ SEA Games 30 vào năm 2019 được tổ chức ở Philippines, Kurash cũng có mặt lần đầu. Tại đây, có tổng cộng 10 bộ huy chương được trao. Đoàn thể thao Việt Nam xuất sắc xếp số 1 toàn đoàn khi giành được tới 7 HCV, 1 HCB và 2 HCĐ.
Môn Kurash có luật thi đấu thế nào?
Môn Kurash được thi đấu trên sàn với môn Judo. Luật thi đấu của hai môn này có nhiều điểm tương quan giống nhau. Vì thế, nhiều VĐV của môn Kurash vốn có xuất phát điểm là từ bộ môn Judo. Khi lên đài, các VĐV mặc quần áo màu xanh dương và xanh lá, đi chân trần.
Về thời lượng thi đấu của môn Kurash, các võ sĩ nam sẽ thượng đài trong vòng 4 phút, các võ sĩ đấu trong vòng 3 phút. Đôi bên chỉ tranh tài trong 1 hiệp đấu duy nhất.
Trong khi thi đấu, môn Kurash không chấp nhận các đòn tấn công dưới thắt lưng. Một VĐV khi thi đấu ở môn Kurash sẽ có 3 cách ghi điểm (với tên gọi là các đòn Halal, Yonbosh và Chala). Theo đó, một võ sĩ thực hiện thành công đòn thứ nhất Halal sẽ lập tức giành chiến thắng. Để ghi một điểm Halal, VĐV phải vật đối thủ qua lưng với lực và tốc độ "đủ".
Đáng chú ý, nếu đòn vật của VĐV vẫn còn thiếu chút ít để được công nhận là đòn Halal, kỹ thuật này sẽ được chấm là đòn Yonbosh. Hai đòn Yonbosh thành công sẽ hợp thành một đòn Halal giúp võ sĩ lập tức thắng cuộc. Cuối cùng là đòn Chala. Luật không quy định một VĐV cần bao nhiêu đòn Chala để giành thắng cuộc. Trong trường hợp trọng tài thấy đòn đánh chưa đủ để ghi điểm, ông sẽ xua tay từ 2-3 lần. Hành động này gọi là Bekar.
Trong khi thi đấu, nếu VĐV vi phạm luật thì trọng tài điều khiển trận đấu có thể đưa ra 3 mức phạt là Tanbekh, Dakki và Girrom với mức độ tăng dần. Phạt Girrom đồng nghĩa với việc VĐV đó sẽ bị truất quyền thi đấu.
Môn Kurash là môn vật truyền thống của người Uzbekistan (theo tiếng Uzbek, "Kurash" có nghĩa là "hoàn thành được mục tiêu đã đề ra). Ảnh: internet
Bộ môn Kurash có lịch sử khoảng 3.500 năm, xuất hiện đầu tiên tại khu vực là lãnh thổ của Uzbekistan hiện nay. Ảnh: Internet
Vào 2500 năm trước, triết gia, nhà sử học Herodotus, đã đề cập tới Kurash khi nhắc tới đất nước Uzbekistan trong tác phẩm có tên "History" của mình. Ảnh: internet
Trải qua hàng nghìn năm phát triển không ngừng, giải đấu đầu tiên của môn này được tổ chức vào năm 1928. Ảnh: internet
Cho tới năm 1998, Hiệp hội Kurash quốc tế (IKA) chính thức được thành lập. Ảnh: internet
Một năm sau, giải vô địch thế giới của môn này được tổ chức ở quê hương Tashkent vào năm 1999. Đến nay, giải đấu này được tổ chức 2 năm một lần. Ảnh: internet
Môn Kurash của nước chủ nhà Việt Nam tại SEA Games 31
Ở kỳ SEA Games 31 tại Việt Nam lần này, môn Kurash có tổng cộng 10 bộ huy chương được trao, môn thi đấu bắt đầu từ ngày 10-13/5. Ở phần nội dung thi đấu, các VĐV sẽ tranh tài ở 5 hạng cân dành cho nam gồm 60kg, 66kg, 73kg, 81kg, 90kg và 5 hạng cân dành cho nữ gồm 48kg, 52kg, 57kg, 70kg, 87kg. Các hạng cân sẽ thi đấu gói gọn và kết thúc luôn trong ngày.
Với sự thành công từ kỳ SEA Games trước, môn Kurash của Việt Nam đặt mục tiêu giữ vững vị trí nhất toàn đoàn tại Đại hội Thể thao năm nay. Tính đến hiện tại, môn Kurash của chủ nhà Việt Nam đã giành 6HCV, với ngày những ngày thi đấu tiếp theo hi vọng rằng các VĐV môn Kurash của Việt Nam sẽ giành được nhiều HCV hơn nữa cho Đoàn Thể thao nước chủ nhà Việt Nam.
Trao đổi với báo chí, HLV trưởng Nguyễn Tuấn Học đánh giá về chất lượng thi đấu của các VĐV trong trong 2 ngày thi đấu, ông cho biết các VĐV rất quyết tâm và biết tính toán từng trận đấu. Có những trận đấu gay cấn với đối thủ nước ngoài nhưng tinh thần thi đấu của các VĐV rất cao.
Bởi vậy, với tài năng và sự quyết tâm trong thi đấu của các VĐV như Nguyễn Thị Lan, Lê Đức Đông, Vũ Ngọc Sơn, Trần Thị Thanh Thủy hứa hẹn sẽ còn mang về nhiều tấm huy chương Vàng cho chủ nhà Việt Nam trong những ngày thi đấu tới.