Mong đợi gì từ cuộc đàm phán Nga-Ukraine hôm nay?

Hai phái đoàn Nga và Ukraine hôm nay (28/2) gặp nhau tại biên giới Ukraine-Belarus, gần sông Pripyat. Đây là một bước đột phá ngoại giao hay một màn trình diễn chính trị trong khi Nga tiếp tục tấn công Ukraine?

Cuộc gặp không phải là hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà là cuộc gặp giữa các phái đoàn của cả hai bên, CNN đưa tin.

Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã gọi điện cho ông Zelensky hôm qua và đề nghị đảm bảo an toàn cho phái doàn Ukraine tham gia đàm phán trên đất Belarus. Tổng thống Lukashenko “chịu trách nhiệm đảm bảo rằng tất cả các máy bay, trực thăng và tên lửa đóng trên lãnh thổ Belarus sẽ ở yên trên mặt đất trong suốt chuyến đi của phái đoàn Ukraine, trong cuộc họp và trở về”, Văn phòng Tổng thống Ukraine tuyên bố.

Cuộc gặp được lên kế hoạch diễn ra sáng 28/2 (giờ địa phương) sau một loạt tuyên bố từ Điện Kremlin. Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố, phía Ukraine phản đối đề xuất của Nga về cuộc gặp ở Belarus và đề xuất gặp ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, rồi bỏ liên lạc. Văn phòng Tổng thống Ukraine nói rằng, họ không từ chối đàm phán.

Nhưng liệu Ukraine có thể chấp nhận bất kỳ đảm bảo nào từ Tổng thống Lukashenko? Đây chính là nhà lãnh đạo của chính quyền đã buộc một chuyến bay của hãng Ryanair phải đổi hướng trên không phận Belarus vào năm ngoái, với cáo buộc “cảnh báo an ninh”, và bắt giữ một nhà bất đồng chính kiến trẻ tuổi người Belarus, khiến quốc tế phản đối kịch liệt.

Cuộc gặp được lên kế hoạch diễn ra sáng 28/2 (giờ địa phương) sau một loạt tuyên bố từ Điện Kremlin. Trước đó, Điện Kremlin tuyên bố, phía Ukraine phản đối đề xuất của Nga về cuộc gặp ở Belarus và đề xuất gặp ở thủ đô Warsaw của Ba Lan, rồi bỏ liên lạc. Văn phòng Tổng thống Ukraine nói rằng, họ không từ chối đàm phán.

Binh sĩ Ukraine kiểm tra địa điểm xảy ra cuộc không kích của Nga ở Kiev hôm 26/2. Ảnh: AP.

Binh sĩ Ukraine kiểm tra địa điểm xảy ra cuộc không kích của Nga ở Kiev hôm 26/2. Ảnh: AP.

Nga sẽ sớm rút quân?

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro ngày 28/2 chỉ trích Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và nói rằng Brazil sẽ "áp dụng lập trường trung lập đối với Ukraine", không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga. Phát biểu tại một cuộc họp báo khi đang đi nghỉ, ông Bolsonaro nói rằng, người Ukraine đã "tin tưởng một diễn viên hài với số phận của một quốc gia" - ám chỉ sự nghiệp trước đây của Tổng thống Zelensky là diễn hài.

Việc tiếp tục tạo sức ép quân sự trong khi cam kết một giải pháp ngoại giao phần nào gợi nhớ đến cái gọi là “Tiến trình Astana” - các cuộc đàm phán tại thủ đô của Kazakhstan vào năm 2017, một phần do Nga làm trung gian nhằm tạo điều kiện đàm phán giữa phe đối lập Syria và các quan chức đại diện cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, những nước ủng hộ các phe đối lập trong cuộc nội chiến Syria, cũng giúp xúc tiến cuộc đàm phán đó. Nhưng một số nhà quan sát coi đó là nỗ lực của Nga nhằm tạo ra một đường lối ngoại giao mà họ có thể can dự, trong khi máy bay chiến đấu của Nga tiếp tục tấn công kẻ thù của ông Assad.

Bản thân Tổng thống Zelensky hôm 27/2 đặt kỳ vọng thấp cho cuộc họp, dự đoán rằng cuộc họp ở biên giới sẽ mang lại ít kết quả.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng video từ thủ đô, thề bảo vệ đất nước. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đăng video từ thủ đô, thề bảo vệ đất nước. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Ukraine.

Tuy nhiên, cuộc gặp cung cấp cho Tổng thống Nga Vladimir Putin ít nhất một số khả năng để rút khỏi cuộc chiến ở Ukraine, nếu quân đội của ông tiếp tục gặp khó khăn trên chiến trường chống lại các lực lượng Ukraine, CNN nhận định.

Cuộc tấn công của Nga vẫn đang trong những ngày đầu và họ có thể tăng cường sức mạnh chiến đấu của mình tại Ukraine. Ramzan Kadyrov, nhà lãnh đạo Chechnya ủng hộ Điện Kremlin, hôm qua kêu gọi quân đội Nga mở rộng cuộc tấn công. “Đã đến lúc phải đưa ra quyết định cụ thể và bắt đầu một chiến dịch quy mô lớn ở mọi hướng và lãnh thổ của Ukraine”, ông Kadyrov tuyên bố trên tài khoản Telegram của mình.

“Bản thân tôi đã nhiều lần xây dựng chiến thuật và chiến lược chống lại bọn khủng bố, tham gia vào các trận chiến. Theo hiểu biết của tôi, chiến thuật được lựa chọn ở Ukraine là quá chậm. Nó diễn ra trong thời gian dài và theo quan điểm của tôi là không hiệu quả”, ông Kadyrov nhận định.

Lãnh đạo Chechnya (thuộc Nga), ông Ramzan Kadyrov, phát biểu trước các binh sĩ ở Grozny ngày 25/2. Ảnh: AP.

Lãnh đạo Chechnya (thuộc Nga), ông Ramzan Kadyrov, phát biểu trước các binh sĩ ở Grozny ngày 25/2. Ảnh: AP.

Thái An (theo CNN)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/mong-doi-gi-tu-cuoc-dam-phan-nga-ukraine-hom-nay-post1419601.tpo