Mong muốn của sinh viên dẫn đầu cuộc biểu tình ở Bangladesh?

Những sinh viên dẫn đầu cuộc biểu tình ở Bangladesh cho biết, họ muốn ông Muhammad Yunus - người đoạt giải Nobel Hòa bình - đứng đầu chính phủ.

Những sinh viên dẫn đầu phong trào chống hạn ngạch việc làm, phản đối chính phủ yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức, cho biết, họ muốn có một chính phủ lâm thời mới với người đứng đầu là Muhammad Yunus - người đoạt giải Nobel Hòa bình.

Những sinh viên dẫn đầu phong trào chống hạn ngạch việc làm, phản đối chính phủ yêu cầu Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức, cho biết, họ muốn có một chính phủ lâm thời mới với người đứng đầu là Muhammad Yunus - người đoạt giải Nobel Hòa bình.

Nahid Islam, một trong những người chủ chốt của phong trào sinh viên, phát ngôn trên Facebook: “Người đoạt giải Nobel Hòa bình, Muhammad Yunus, đã đồng ý đảm nhận trách nhiệm là người lãnh đạo đất nước theo lời đề nghị của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không chấp nhận chính phủ nào khác được quân đội hỗ trợ hoặc do quân đội lãnh đạo, chỉ chấp thuận duy nhất chính phủ chúng tôi đề xuất”.

Nahid Islam, một trong những người chủ chốt của phong trào sinh viên, phát ngôn trên Facebook: “Người đoạt giải Nobel Hòa bình, Muhammad Yunus, đã đồng ý đảm nhận trách nhiệm là người lãnh đạo đất nước theo lời đề nghị của chúng tôi. Chúng tôi sẽ không chấp nhận chính phủ nào khác được quân đội hỗ trợ hoặc do quân đội lãnh đạo, chỉ chấp thuận duy nhất chính phủ chúng tôi đề xuất”.

Trong một thông báo ngay sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức, Tổng Tư lệnh quân đội Bangladesh Waker-Uz-Zaman cho biết, chính phủ lâm thời sẽ được hình thành, và ông sẽ lên kế hoạch gặp những người tổ chức biểu tình vào ngày hôm nay (6/8).

Trong một thông báo ngay sau khi Thủ tướng Sheikh Hasina từ chức, Tổng Tư lệnh quân đội Bangladesh Waker-Uz-Zaman cho biết, chính phủ lâm thời sẽ được hình thành, và ông sẽ lên kế hoạch gặp những người tổ chức biểu tình vào ngày hôm nay (6/8).

Ông Yunus, 84 tuổi, người sáng lập Ngân hàng Grameen, đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2006 vì nỗ lực giúp hàng triệu người thoát nghèo bằng cách cung cấp các khoản vay nhỏ dưới 100 USD cho người ở nông thôn Bangladesh nhưng bị Thủ tướng Bangladesh khi đó là bà Hasina cáo buộc "hút máu người nghèo".

Ông Yunus, 84 tuổi, người sáng lập Ngân hàng Grameen, đã giành giải Nobel Hòa bình năm 2006 vì nỗ lực giúp hàng triệu người thoát nghèo bằng cách cung cấp các khoản vay nhỏ dưới 100 USD cho người ở nông thôn Bangladesh nhưng bị Thủ tướng Bangladesh khi đó là bà Hasina cáo buộc "hút máu người nghèo".

“Tôi bị trừng phạt vì tội mà tôi không thực hiện”, ông Yunus nói, và kêu gọi người dân lên tiếng chống lại sự bất công và ủng hộ dân chủ, nhân quyền.

“Tôi bị trừng phạt vì tội mà tôi không thực hiện”, ông Yunus nói, và kêu gọi người dân lên tiếng chống lại sự bất công và ủng hộ dân chủ, nhân quyền.

Hai quan chức chính phủ Ấn Độ xác nhận với Reuters rằng, trực thăng chở bà Hasina đã hạ cánh xuống một sân bay quân sự, Hindon, gần Delhi sau khi bà rời Dhaka hôm 5/8.

Hai quan chức chính phủ Ấn Độ xác nhận với Reuters rằng, trực thăng chở bà Hasina đã hạ cánh xuống một sân bay quân sự, Hindon, gần Delhi sau khi bà rời Dhaka hôm 5/8.

Hai quan chức này đồng thời cho biết thêm rằng, Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đã gặp bà ở đó. Ngoài ra, họ không cung cấp thông tin cụ thể về thời gian lưu trú hay kế hoạch tiếp theo của bà Hasina.

Hai quan chức này đồng thời cho biết thêm rằng, Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval đã gặp bà ở đó. Ngoài ra, họ không cung cấp thông tin cụ thể về thời gian lưu trú hay kế hoạch tiếp theo của bà Hasina.

Hoàng Vân

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/mong-muon-cua-sinh-vien-dan-dau-cuoc-bieu-tinh-o-bangladesh-post694590.html