Một cốc nước nóng 'trị' 10 bệnh dễ mắc, không phải ai cũng biết
Uống nước nóng vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe và hỗ trợ trong việc loại bỏ một số căn bệnh.
Theo Y học truyền thống Ấn Độ Ayurveda, bạn nên uống một cốc nước nóng vào buổi sáng và tối, sẽ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.
Uống nước nóng (lưu ý, nước nóng chỉ nên ở nhiệt độ 49-60 độ C), đặc biệt vào sáng sớm hoặc trước khi đi ngủcòn hỗ trợ trong việc loại bỏ một số căn bệnh
Ayurveda cho rằng nước nóng mang lại sự cân bằng “Lửa” (tượng trưng cho sự hô hấp, tiêu hóa và tuần hoàn) và “Đất” (tượng trưng cho tóc, xương, da, răng và cơ quan nội tạng).
Vì vậy, bạn hãy tập thói quen uống nước nóng mỗi ngày để loại bỏ một số căn bệnh hay gặp nhé!
Ảnh minh họa.
Tác dụng của việc uống nước nóng đúng cách:
1. Cải thiện hệ tiêu hóa
Hầu hết chúng ta đều uống nước sau mỗi bữa ăn. Tuy nhiên thay vì uống một cốc nước mát, bạn hãy uống một cốc nước ấm để tiêu hóa hết thức ăn.
2. Chữa táo bón
Khác với uống nước mát, uống một cốc nước ấm vào mỗi sáng có thể giúp nhu động ruột hoạt động “nuột nà” hơn và giảm tình trạng táo bón.
3. Giảm đau họng
Uống nước nóng là một trong những phương pháp điều trị đau họng tự nhiên mà hiệu quả nhất. Nó giúp hòa tan và loại bỏ đờm ở đường hô hấp và do đó nhanh chóng hết đau họng.
4. Hạn chế chuột rút
Với những người thường xuyên phải hứng chịu những cơn đau do bị chuột rút, uống nước ấm có thể giải quyết tình trạng đó ngay lập tức. Nó khiến các cơ bụng dễ chịu hơn, tăng cường lưu thông máu và từ đó hạn chế bị chuột rút.
5. Thải độc trong cơ thể
Uống một cốc nước ấm hoặc nước nóng vào mỗi sáng giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Nước ấm giúp phát vỡ thức ăn nhanh hơn so với nước mát.
6. Làm giảm nghẹt mũi
Hơi ấm của nước nóng tạo ra hơi nước. Hít thật sâu hơi nước này, trong khi cầm một cốc nước nóng có thể giúp nới lỏng các xoang bị tắc và giảm đau đầu. Ngoài ra, uống nước nóng còn làm ấm cổ, giúp cổ họng dịu đi do bị tích tụ chất nhầy.
7. Làm dịu hệ thần kinh trung ương
Uống nước nóng có thể làm dịu hệ thống thần kinh trung ương và bôi trơn cơ thể, nhất là với người bị viêm khớp.
8. Giảm triệu chứng đau nhức
Những người bị hội chứng achalasia gặp khó khăn khi nuốt, thức ăn như bị mắc kẹt (chứng khó nuốt) trong thực quản thay vì di chuyển đến dạ dày. Uống nước ấm có thể giúp những người bị đau bụng tiêu hóa thoải mái hơn.
9. Giảm mức độ căng thẳng
Uống nước nóng giúp cải thiện các chức năng của hệ thần kinh trung ương, bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng.
10. Giảm độc tố
Khi uống nước nóng hoặc tắm nước ấm, hệ nội tiết cơ thể kích hoạt dẫn đến hiện tượng đầu đổ mồ hôi, giúp thải độc và chất kích thích do tiếp xúc với môi trường.
Lưu ý khi uống nước nóng buổi sáng và buổi tối:
Uống nước quá nóng có thể làm hỏng các mô trong thực quản, đốt cháy vị giác và làm bỏng lưỡi. Không nên uống nước nóng nếu bạn làm việc trong điều kiện khí hậu nóng hoặc tập thể dục.
Có thể thêm một chút cam quýt chanh vào nước trước khi uống.