Một kỷ nguyên mới cho các đế chế cũ, hay chuyện làm sao để lật đổ Man.City?
Chưa có mùa hè nào 'nhộn nhạo' và gấp gáp như những ngày qua. Việc chuyển nhượng thì thật ra năm nào cũng vây thôi, nhưng tốc độ 'ra đòn' thì phải nói là mùa hè này rất đáng chú ý. Nguyên nhân thì cũng chẳng có gì khó hiểu, mọi thứ cũng chỉ vì Man.City. Họ, thống trị mọi thứ, thế mà chẳng chịu dừng lại gì cả. Họ mà tiến một bước, nghĩa là Man.United, Liverpool và Chelsea đều phải tăng tốc gấp đôi mới hi vọng thu hẹp khoảng cách.
Trong góc nhìn của tở Independent, 5 danh hiệu trong 6 mùa giải mà Man.City tạo ra thực sự là nỗi ám ảnh cho mọi đội bóng ở Premier League. Quan trọng hơn, Pep chỉ đến Anh có 7 mùa mà thôi. Hãy thử vẽ ra cái viễn cảnh Pep tại vị lâu như Sir Alex hay “Giáo sư” Wenger, chúng ta sẽ hiểu phần nào cái cảm giác của phần còn lại nước Anh. Chuyện gì sẽ xảy ra? Họ còn có thể làm gì hơn được nữa? Chúng ta phải làm gì? Đó đều là những câu hỏi không thể đơn phương tìm ra câu trả lời. Thế nên không khó hiểu khi việc duy nhất mà các đối thủ của Man.City làm đó là mua được gì thì cứ mà mua thêm.
Ngay sau khi kết thúc mùa giải trước, các tuyển thủ Anh là đối tượng ưu tiên. Ai cũng biết Man.City cần phải đáp ứng tiêu chí gome-growth của bóng đá Anh về số cầu thủ đạo tạo tại chổ nên nếu “gom” được cầu thủ Anh xuất sắc nào trước thì Man.City sẽ “hết phần”. Câu chuyện ban đầu không phải là Declan Rice. Vào thời điểm đó, rất nhiều cầu thủ của Gareth Southgate tin chắc rằng Harry Kane sẽ đến Man.United. Thậm chí các cầu thủ nói trò chuyện về đề tài này một cách khá thoải mái. Tất nhiên là đến nay việc Kane đến sân Old Trafford vẫn chưa khép lại kể cả khi HLV Erik ten Hag đã ký hợp đồng với Rasmus Hojlund. Vẫn có những người ở Old Trafford tin rằng Man.United sẽ cung cấp các khoản tiền nằm ngoài ngân quỹ nếu rơi vào tình huống mà Chủ tịch Tottenham Hotspur, Daniel Levy, thực sự đàm phán về việc bán Kane.
Nhưng chính câu chuyện về Kane đã phơi bày vấn đề lớn của các đội bóng muốn đuổi theo Man xanh, đó là họ có quá ít chọn lựa. Gần như Ten Hag phải gào lên “Tôi cần tiền đạo” thì Man.United mới kiếm được Hojlund. Đó không phải là lựa chọn quá tệ, nhưng cũng chắc chắn không phải là ưu tiên hàng đầu. Ten Hag xây dựng cấu trúc đội hình cả năm qua, ông ấy cần những người có thể ráp vào là bùng nổ ngay, tối ưu hóa từng xu đã bỏ ra chứ không phải nằm ở dạng tiềm năng như tiền đạo người Đan Mạch.
Liverpool cũng chẳng khác gì. Jurgen Klopp đang làm việc mà ông từng làm lúc mới đến: đại tu toàn bộ hàng tiền vệ. Về mặt chuyển nhượng thì ổn, Klopp có mọi thứ ông ta cần và mọi thứ rõ ràng là tươi mới nhưng không thể tránh khỏi cảm giác là Liverpool vẫn đang tìm kiếm sự ổn định hơn là thực sự đua tranh ngay mùa này. Điều đó cũng đúng với Chelsea. Họ đang tìm cách cho “bốc hơi” nhưng tàn dư thừa thãi để Mauricio Pochettino tái tạo sức chiến đấu.
Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là Man.United, Chelsea, Liverpool đang đi tìm kỷ nguyên mới cho mình, những đế chế cũ hay là đang nâng cấp đội hình để cân bằng với Man.City. Liệu Premmier League bước vào kỷ nguyên mới hay vẫn là câu chuyện của 6 năm qua? Mọi thay đổi đều có vẻ lấp lánh, nhưng chẳng có gì bảo đảm sẽ thành công cả.
Theo tờ Independent, lẽ ra mùa vừa qua Man.City không thể tạo ra mùa giải kỳ vĩ nếu đừng diễn ra World Cup vào mùa Đông. Nó phá hỏng toàn bộ hệ thống thi đấu châu Âu, vì thế mà ở Đức hay Pháp các chức vô địch của Bayern Munich và PSG đều có vấn đề về tính thuyết phục. Tại Tây Ban Nha, Barcelona không hoàn hảo nhưng vẫn vượt qua Real, còn ở Italy thì Napoli lần đầu vô địch sau 3 thập niên. Với giải ngoại hạng Anh, thì Arsenal hụt hơi phút cuối còn Newcastle thì “đổi đời”. Nghĩa là Man.City thì vẫn xứng đáng vô địch, nhưng mọi thứ có thứ sẽ khác nếu không có World Cup trong tháng 12 làm mất tháng rưỡi thi đấu.
Trên cơ sở đó, tờ Independent hi vọng mùa tới mọi thứ sẽ cân bằng hơn .Những thay đổi đối với hàng tiền vệ cũng cho phép Liverpool có khả năng chơi tấn công mạnh mẽ trở lại. Nhiều người ở Liverpool khẳng định đó là vấn đề chính ở mùa giải trước. Năng lượng thúc đẩy của đội đã biến mất. Giờ đây, Alexis Mac Allister và Dominik Szoboloi là những tiền vệ lý tưởng của Klopp trong chiến thuật pressing khối đội hình cao. Nhưng Liverpool đến nay đã mất 10 cầu thủ và chỉ mang về mới hai người, chưa kể sự ra đi của James Milner, Jordan Henderson và Fabinho tước đi các uy quyền trong phòng thay đồ cũng như kinh nghiệm ở Premier League vốn nhiều khác biệt.
Man.United tính đến nay đã chi hơn 140 triệu bảng, cho thấy tham vọng là rất lớn. Nhưng Man.United có vấn đề khác với Liverpooll, đó là không bán được những người cần bán, đồng nghĩa là HLV Ten Hag phải tìm cách dùng họ ở mùa tới. Harry Maguire là ví dụ. Trong khi đó, Pochettino đến Chelsea với một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Ông tiếp nhận một Chelsea rất hõn loạn nhưng lại tự đặt mục tiêu cho mình là phải giành chiến thắng ngay lập tức. Vì ham muốn đó mà Chelsea cứ bán được ai là bán. Chelsea mới có ý định trở thành một Brighton nhưng có đẳng cấp hơn, mua những cầu thủ trẻ xuất sắc nhất thế giới để họ phát triển thành một thứ gì đó vĩ đại hơn nhiều. Nhưng nghe có vẻ tham vọng quá, và điều đó chỉ khiến Pochettino chịu thêm áp lực mà thôi.
Thế nên, dù avatar của Man.United, Chelsea, Liverpool có vẻ khác nhưng vẫn chưa thể khôi phục lại các trật tự cũ cho Premier League, tờ Independent đúc kết.