Một số cột mốc phát kiến y học trong thập kỷ qua

Nhân loại đang dần tiến bước sang thập kỷ mới với những sáng tạo, đột phá không ngừng của khoa học kỹ thuật.

Tất cả những phát kiến này đều góp phần làm thay đổi cuộc sống của con người...

Năm 2010: Nền móng đầu tiên của sự sống nhân tạo

Nhà sinh vật học J. Craig Venter đã tạo ra một vi khuẩn nhân tạo mới có tên Syn 3.0 với kích thước nhỏ hơn bất cứ sinh vật sống nào con người có thể tìm thấy trong tự nhiên. Các nhà sinh vật học cho rằng phát hiện này sẽ giúp con người hiểu rõ hơn bản chất của sự sống và đồng thời có thể thúc đẩy quá trình tạo ra sự sống một cách nhân tạo. Syn 3.0 là một bộ gene được xây dựng bởi Viện Nghiên cứu J. Craig Venter với chỉ 473 gene. Các nhà khoa học có thể sử dụng Syn 3.0 như một mẫu cơ bản để xây dựng các sinh vật mới lạ có những chức năng mới chưa từng thấy trong thiên nhiên như: Vi khuẩn có khả năng ăn nhựa và chất thải, vi sinh vật giống như các loại thuốc bên trong cơ thể hay như nhiên liệu sinh học bao gồm các hợp chất hữu cơ, thậm chí còn giúp các nhà vũ trụ học dự đoán những dạng sống khác đang tồn tại ngoài vũ trụ.

Phát kiến này là một dấu ấn khoa học vô cùng to lớn, được mô tả như là “sinh vật đầu tiên có cha mẹ là một máy tính” vì các thí nghiệm đã chứng minh rằng một hệ gene có thể được thiết kế trong một máy tính sau đó được tạo ra bằng hóa chất trong phòng thí nghiệm rồi cấy vào tế bào tiếp nhận, từ đó, hệ gene có khả năng tự sao chép để tăng trưởng.

Năm 2015, Tạp chí Science bầu chọn CRISPR-Cas9 là công nghệ khoa học chỉnh sửa quan trọng nhất giúp chỉnh sửa thông tin di truyền của mọi tế bào một cách chính xác.

Năm 2015, Tạp chí Science bầu chọn CRISPR-Cas9 là công nghệ khoa học chỉnh sửa quan trọng nhất giúp chỉnh sửa thông tin di truyền của mọi tế bào một cách chính xác.

Năm 2011: Điều trị dự phòng HIV

Ngày 16/7/2012, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phê chuẩn cho phép sử dụng thuốc Truvada như một loại thuốc ngừa lây nhiễm HIV cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhưng đó là thành quả của nghiên cứu được công bố vào năm 2011 và nghiên cứu này đã tạo ra sự thay đổi lớn trong công cuộc phòng chống HIV. Tạp chí Science đã bầu chọn sự kiện này là “bước đột phá của năm” vì đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách mới để ngăn ngừa lây truyền HIV từ người này sang người khác. Nghiên cứu về loại thuốc Truvada được tiến hành từ đầu năm 2005 và kết quả được công bố vào năm 2011. Theo kết quả nghiên cứu này, Truvada có tác dụng ngăn hoạt động của protein mà HIV cần kết nối để lây nhiễm vào cơ thể người. Báo cáo trên Tạp chí Y học New England năm 2016 cho thấy Truvada giúp giảm 93% nguy cơ lây truyền HIV.

Năm 2015: Kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR đầu tiên ở phôi thai người

CRISPR-Cas9 là phiên của cụm gene di truyền sao chép di lại (viết tắt của Clustered Regularly Interspaced Short Palindromic Repeats, CRISPR) phối hợp với enzyme cắt axit nhân, protein Cas9 nuclease áp dụng để chỉnh sửa gene. Lịch sử phát hiện CRISPR-Cas9 bắt đầu từ năm 1987 khi các nhà khoa học Đại học Osaka, Nhật Bản nghiên cứu di truyền vi khuẩn, thông báo tìm thấy các chuỗi DNA lặp lại. Năm 1993, các nhà nghiên cứu tại Đại học Alicante, Tây Ban Nha phát hiện các chuỗi lặp đi lặp lại và xuôi ngược. Năm 2012, các nhà khoa học Đại học California, Berkeley, Emmanuelle, Đại học Umea Mỹ đề xuất dùng CRISPR-Cas làm công cụ chỉnh sửa gene. Năm 2015, Tạp chí Science bầu chọn CRISPR-Cas9 là công nghệ khoa học chỉnh sửa quan trọng nhất, là dấu son khởi đầu kỷ nguyên công nghệ sinh học mới giúp chỉnh sửa thông tin di truyền của mọi tế bào một cách chính xác. Các chuyên gia so sánh CRISPR-Cas9 là chiếc kéo phân tử có khả năng cắt dán chính xác các đoạn gene, nhờ đó chỉnh sửa, loại bỏ các gene đột biến, gene gây bệnh.

Năm 2018: Em bé CRISPR sống đầu tiên

Chỉ 3 năm sau khi công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR được công bố, sự chú ý của khoa học thế giới lại tiếp tục dồn về Trung Quốc khi ông Hạ Kiến Khuê tuyên bố đã tạo ra 2 em bé song sinh được điều chỉnh gene đầu tiên. Ông Khuê cho biết mình đã điều chỉnh phôi thai của 7 cặp đôi và 1 trường hợp mang thai đã cho được kết quả điều chỉnh AND thành công. Ông cho biết, việc này nhằm ngăn ngừa và chữa trị những căn bệnh di truyền như HIV.

Minh Huệ

(Theo LiveScience)

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/mot-so-cot-moc-phat-kien-y-hoc-trong-thap-ky-qua-n168805.html