Một số lưu ý và giải đáp về lái xe ô tô qua vùng ngập nước

Những màn lội nước thường biến một ngày bình thường ở vùng ngoại ô thành một cuộc phiêu lưu đáng nhớ, tuy nhiên, chúng cũng tương đối nguy hiểm, ẩn chứa nhiều khả năng gây hư hỏng phương tiện.

Xe ô tô lội nước có sao không?

Phương tiện của bạn có thể bị hư hỏng và thiệt hại do lũ lụt hoặc ngập nước, khiến chủ sở hữu phải bỏ ra một khoản chi phí đắt đỏ để sửa chữa. Nước có thể ngấm vào động cơ, hộp số và các hệ thống điện gây hư hỏng cho các linh kiện bên trong.

Một số lưu ý và giải đáp về lái xe ô tô qua vùng ngập nước. Ảnh: Ford Việt Nam

Một số lưu ý và giải đáp về lái xe ô tô qua vùng ngập nước. Ảnh: Ford Việt Nam

Nước cũng có thể gây hại cho nội thất, thảm trải sàn và các bộ phận nội thất khác. Ngoài ra, nếu nước không được hút hết khỏi xe, nó có thể gây ra sự ăn mòn và rỉ sét trên các bộ phận kim loại.

Hãy cẩn thận khi lái xe qua những đoạn đường ngập nước. Tốt nhất là bạn không nên cố lái xe qua đoạn đường ngập nước có dòng chảy xiết bởi nước lũ có thể xói mòn và cuốn trôi toàn bộ mặt đường bên dưới. Bạn cũng không nên lái xe qua các khu vực ngập nước mà chưa tìm hiểu rõ địa hình bên dưới như thế nào.

Nếu bắt buộc phải đi qua vùng ngập nước, hãy đảm bảo di chuyển với tốc độ chậm và điều khiển xe một cách cẩn thận. Việc di chuyển nhanh qua vũng nước sâu hoặc ổ gà có thể làm hỏng bánh xe, hoặc thậm chí khiến hệ thống treo và làm tay lái bị lệch.

Hãy hiểu rõ chiếc xe và biết khả năng lội nước của chúng

Trước khi di chuyển vào vùng ngập nước, bạn nên biết khả năng lội nước của xe mình. Trong các loại xe lưu hành tại Việt Nam, bán tải địa hình Ford Ranger và xe SUV Ford Everest đã được thiết kế và chế tạo bởi đội ngũ đam mê off-road, và họ đã biến chúng thành những phiên bản có khả năng vận hành tốt nhất từ trước đến nay.

Ví dụ, Ford Ranger và Ford Everest có thể lội nước sâu tới 800mm với tốc độ ổn định 7km/h. Ngoài ra, Ranger và Everest đã được nâng cao bộ vi sai, hộp số và ống thông khí của hộp số phụ nhằm ngăn nước lọt vào các bộ phận chính của xe.

Trên Ford Ranger và Ford Everest có trang bị các Chế độ lái tùy chọn, giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp khi vượt qua khu vực ngập nước tại các địa hình khác nhau. Ví dụ, bạn có thể sử dụng sử dụng chế độ Slippery khi di chuyển trên các địa hình trơn trượt như băng tuyết, sỏi đá.

Hãy kiểm tra vùng nước ngập trước

Khi tiếp cận khu vực lội nước, bạn nên ra khỏi xe để đo độ sâu của nước bằng một cây gậy hoặc đi bộ qua đoạn đường mà bạn định băng qua. Nếu nước sâu hơn khả năng lội nước của xe hoặc dòng chảy quá nhanh, bạn cần tìm một lối đi khác. Khi đánh giá độ sâu của nước, bạn cũng nên đề phòng bất kỳ mối nguy tiềm ẩn nào dưới nước chẳng hạn như đá to hoặc hố lớn.

Dừng lại để quan sát dòng nước cũng giúp phương tiện của bạn hạ nhiệt trước khi lao xuống khu vực nước đóng băng. Hãy dành thời gian tìm kiếm lối ra khi băng qua bên kia sông, suối.

Chuẩn bị kỹ lưỡng

Trong khi chờ đợi động cơ xe nguội bớt, hãy dành thời gian chuẩn bị sẵn sàng các bộ dụng cụ hỗ trợ, cứu hộ. Lắp đầu cáp kéo vào phía trước xe và để các cuộn cáp cứu hộ trên ghế hành khách trong tầm với của bạn khi cần.

Đương đầu với vùng ngập nước

Bây giờ là lúc bạn sử dụng chế độ dẫn động hai cầu ở cấp số thấp (hai cầu chậm 4L) và cài khóa vi sai cầu sau. Hãy đảm bảo rằng bạn có lực kéo tối đa.

Nếu vùng nước an toàn để băng qua, hãy đi chậm (tương đương tốc độ đi bộ) để tránh tạo sóng quá lớn đập vào mui xe. Lưu ý điều quan trọng khi di chuyển là duy trì tốc độ chậm ổn định, bởi đột ngột dừng lại hay chết máy ở chỗ nước sâu có thể khiến nước tràn vào xe gây hư hỏng.

Bạn có thể tùy chọn chế độ dẫn động một cầu hoặc dẫn động hai cầu bằng cách ấn nút 2H, 4H, 4L tương ứng trên nút hệ thống Kiểm soát đường địa hình (trên Everest Titanium+) hoặc xoay nút chế độ dẫn động 2H, 4H, 4L (trên các phiên bản xe có trang bị dẫn động hai cầu còn lại).

Dẫn động một cầu (2H)

Là chế độ thường hay được sử dụng và lực kéo của động cơ chỉ truyền vào hai bánh sau.

Dẫn động hai cầu nhanh (4H)

Lực kéo được truyền cho cả bốn bánh, giúp cải thiện độ bám đường và kiểm soát tốt hơn khi đi trên bề mặt địa hình gồ ghề hay bùn lầy. Có thể chuyển sang chế độ 4H ở bất kỳ tốc độ nào.

Dẫn động hai cầu chậm (4L)

Lực kéo được truyền cho cả bốn bánh xe nhưng cung cấp nhiều lực kéo hơn khi bạn cần vượt qua địa hình đồi cát hoặc đèo dốc gập ghềnh ở tốc độ thấp. Để chuyển sang chế độ 4L hoặc tắt chế độ 4L, bạn cần dừng xe và chuyển cần số về N (đạp hết côn với xe số sàn) trước khi thao tác chuyển chế độ dẫn động.

Dừng lại kiểm tra sau khi đã vượt qua vùng ngập nước

Khi bạn đã băng qua vùng ngập nước, hãy dừng lại ngay ở chỗ an toàn một lúc để nước thoát hết ra khỏi xe. Việc này sẽ giúp các bộ phận quan trọng tránh bị ngấm nước và hư hỏng.

Không lái xe trong điều kiện mưa lớn & tầm quan sát không đảm bảo

Nếu bạn không thể quan sát rõ con đường phía trước cũng như các phương tiện khác ở khoảng cách an toàn, hãy dừng lại. Đi sát vào bên phải đường hoặc điều khiển xe vào làn dừng khẩn cấp, bật các hệ thống đèn chiếu sáng để tăng tầm quan sát cũng như các đèn báo để đảm bảo các phương tiện khác dễ dàng nhận diện ra xe của bạn.

Hãy chắc chắn điểm dừng xe phải an toàn và chờ cho đến khi thời tiết tốt hơn hoặc tầm quan sát được cải thiện để có thể tiếp tục hành trình.

Phú Vinh/BNEWS/TTXVN

Nguồn Bnews: https://bnews.vn/mot-so-luu-y-va-giai-dap-ve-lai-xe-o-to-qua-vung-ngap-nuoc/322309.html