Một số thảm họa thiên nhiên năm 2024
Năm 2024, trên khắp thế giới đã xảy ra nhiều thảm họa thiên nhiên gây ra thiệt hại nghiêm trọng và ảnh hưởng đến hàng triệu người.
Lở đất tại Wayanad, Ấn Độ
Trận lở đất nghiêm trọng do mưa lớn đã tàn phá huyện Wayanad, bang Kerala, Ấn Độ hôm 30/7/2024 khiến ít nhất nhiều người thiệt mạng, hàng trăm người bị mắc kẹt, hàng ngàn người phải di cư. Nguyên nhân ban đầu được cho là do mưa lớn kéo dài liên tục trong thời gian ngắn. Được biết, trong 48 tiếng đồng hồ trước khi xảy ra thảm họa lở đất khu vực này đã phải nhận lượng mưa cao gấp đôi so với dự báo.
Bão Milton di chuyển trên vịnh Mexico
Tháng 10/2024, Milton trở thành một trong những cơn bão Đại Tây Dương mạnh nhất trong lịch sử với sức gió 285 km/h. Sau khi đổ bộ vào đất liền và suy yếu thành bão cấp 3 ở Florida, nó gây ngập lụt tàn phá nhà cửa và đường dây điện. Hơn một triệu người đã được yêu cầu sơ tán khỏi bang Florida, Mỹ, khi bão Milton đổ bộ từ bờ biển phía tây. Cơn bão khiến ít nhất 35 người thiệt mạng, bao gồm 32 người ở Mỹ và 3 người ở Mexico.
Bão Yagi
Bão Yagi, còn được gọi là Bão Enteng tại Philippines, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất trong mùa bão Tây Bắc Thái Bình Dương năm 2024.
Bão Yagi đã khiến ít nhất 844 người chết và 2.279 người bị thương. Nhiều người còn bị mất tích và gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và cứu giú..
Ước tính tổng thiệt hại kinh tế do bão Yagi gây ra được khoảng 16.6 tỷ USD. Đây là một trong những bão gây thiệt hại kinh tế lớn nhất trong lịch sử.
Bão đã gây ra 282,000 ngôi nhà bị hư hỏng hoặc phá hủy, 3,755 trường học bị ảnh hưởng và 796 trường hội chứng lòi lầy. Nhiều cơ sở hạ tầng như đường cao tốc, cây cầu, và trạm điện cũng bị hư hỏng.
Bão Yagi đã ảnh hưởng đến nhiều khu vực, bao gồm Philippines, Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar.
Cháy rừng tại nhiều vùng ở Nam Mỹ
Cháy rừng hoành hành tại nhiều vùng ở Nam Mỹ, từ rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đến vùng đất ngập nước lớn nhất thế giới và các khu rừng khô nhiệt đới ở Bolivia.
Các đám cháy bất thường dữ dội xảy ra ở Venezuela, Guyana và Colombia đầu năm nay đã góp phần vào con số kỷ lục đám cháy ở Nam Mỹ
Dữ liệu vệ tinh do cơ quan nghiên cứu không gian Inpe của Brazil phân tích đã ghi nhận 346.112 điểm nóng cháy rừng trong năm nay tại tất cả 13 quốc gia Nam Mỹ, vượt qua kỷ lục trước đó vào năm 2007 là 345.322 điểm nóng trong một loạt dữ liệu có từ năm 1998. Các đám cháy bất thường dữ dội xảy ra ở Venezuela, Guyana và Colombia đầu năm nay đã góp phần vào con số kỷ lục đám cháy ở Nam Mỹ
Lũ quét tại Afghanistan
Theo thông tin cập nhật từ Văn phòng của Chương trình Lương thực thế giới (FAO) tại Afghanistan và các quan chức địa phương ngày 11/5, hơn 330 người đã thiệt mạng khi mưa bão và lũ quét tấn công các khu vực chính của các tỉnh Baghlan, Takhar, Badakhshan và Ghor của Afghanistan.
FAO cho biết riêng ở tỉnh Baghlan ở miền bắc, hơn 300 người đã thiệt mạng, hơn 1.000 ngôi nhà bị phá hủy.
Afghanistan dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu bởi mùa đông ở đây tương đối khô, khiến đất khó hấp thụ lượng mưa hơn.
Động đất tại Indonesia
Ngày 18/9, một trận động đất có độ lớn 4,9, có độ sâu chấn tiêu nông, chỉ 10km, đã làm rung chuyển tỉnh Tây Java của Indonesia, khiến 1 người thiệt mạng và ít nhất 82 người bị thương.
Theo nhà chức trách Indonesia, trận động đất có tâm chấn cách huyện Bandung 24 km về phía Đông Nam. Khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là huyện Bandung, tiếp theo là huyện Garut. Chỉ riêng tại Bandung, 81 người đã bị thương.
Đánh giá ban đầu cho thấy khoảng 700 ngôi nhà đã bị hư hại, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng.
Gần 100 cơ sở y tế, giáo dục, tôn giáo và công cộng, trong đó có chợ, cũng bị hư hại
Động đất đã khiến 450 người phải trú ẩn trong các tòa nhà chính phủ và các cơ sở khác.
Lũ lụt nghiêm trọng ở Pakistan
Ngày 19/4, mưa lớn gây lũ quét đã khiến ít nhất 69 người trên khắp Pakistan và vùng Kashmir thuộc dãy Himalaya tử vong - nơi mưa bão đã quét qua các ngôi làng và quân đội được huy động để sơ tán người dân.
Pakistan đã chứng kiến lũ lụt lan rộng trong mùa gió mùa hàng năm. Năm 2010, lũ quét đã khiến 1.700 người ở Pakistan tử vong.
Pakistan ngày càng dễ bị tổn thương trước những hình thái thời tiết bất thường và mùa mưa có sức tàn phá lớn. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, trong những năm gần đây, hàng triệu người Pakistan phải di dời do lũ lụt và thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 30 tỷ USD.
Tình trạng biến đổi khí hậu làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của các thảm họa thiên nhiên. Nhiệt độ toàn cầu gia tăng, băng tan nhanh chóng tại các cực và mực nước biển dâng cao đã góp phần làm gia tăng tần suất và cường độ của các cơn bão, lũ lụt và cháy rừng. Thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc ứng phó và giảm thiểu thiệt hại từ các thảm họa thiên nhiên.
Để giảm thiểu tác động của các thảm họa thiên nhiên, cần có sự hợp tác toàn cầu trong việc ứng phó và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Cần sự chung tay của các quốc gia để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đầu tư vào các công nghệ xanh. Việc nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và chuẩn bị ứng phó với các thảm họa thiên nhiên cũng là điều cần thiết.
Năm 2024 đã cho chúng ta thấy rõ ràng hơn bao giờ hết về tác động khủng khiếp của thảm họa thiên nhiên và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống. Hãy hành động ngay hôm nay để bảo vệ hành tinh xanh và đảm bảo một tương lai bền vững cho các thế hệ sau!
Nguồn Kinh tế Môi trường: https://kinhtemoitruong.vn/mot-so-tham-hoa-thien-nhien-nam-2024-95761.html