Một tập đoàn bí ẩn liên tục 'trúng lớn' hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng lãi cò con
Trong bối cảnh thị trường xây dựng đầy cạnh tranh, một cái tên tưởng chừng như mờ nhạt lại gây bất ngờ khi liên tục trúng thầu nhiều dự án với tổng giá trị lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Với hàng chục nghìn tỷ đồng giá trị các gói thầu trúng thầu trong vài năm gần đây, Công ty TNHH Tập đoàn Định An được coi là một "ông lớn" trong ngành. Thế nhưng, dưới vỏ bọc của sự thành công này lại là bức tranh tài chính u ám với những khoản lỗ triền miên và lợi nhuận lẹt đẹt. Vậy điều gì đang thực sự diễn ra sau tấm màn bí ẩn của doanh nghiệp này?
TẬP ĐOÀN ĐỊNH AN LÀ AI?
Tập đoàn Định An, tiền thân là Công ty TNHH Định An, ra đời vào ngày 20/4/2010, với trụ sở đầu tiên tại vùng đất Lào Cai. Đây cũng chính là nơi khởi đầu hành trình kinh doanh của ông Cao Đăng Hoạt, người sáng lập và hiện là Chủ tịch Tập đoàn. Sinh năm 1978 tại Diễn Châu, Nghệ An, ông Hoạt trước đây từng gắn bó 5 năm với sự nghiệp giáo dục, giảng dạy môn Vật Lý tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, trước khi rẽ hướng và bước chân vào con đường kinh doanh đầy thách thức.
Ông Hoạt không chỉ nắm quyền kiểm soát với 72,22% cổ phần mà còn chia sẻ quyền sở hữu cùng bà Trần Thị Nguyệt Ánh, với 27,78% cổ phần. Điều đáng nói, cả hai cổ đông đều có địa chỉ đăng ký thường trú tại một biệt thự ở Bắc Linh Đàm, Hà Nội.
Chỉ trong 6 năm, từ năm 2010 đến năm 2016, Định An đã tăng vốn điều lệ từ 1,8 tỷ đồng lên 818 tỷ đồng, một mức tăng đáng kinh ngạc 454 lần, tương đương 45.444%. Đây cũng là cột mốc cho thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông, khi có thêm ông Phạm Văn Quý (quê Thái Bình) gia nhập, nắm giữ 10% cổ phần, trong khi ông Hoạt giảm tỷ lệ xuống 70%, và bà Ánh giữ 20%.
Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 1,8 tỷ đồng, Tập đoàn Định An đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc vào năm 2016 khi tăng vốn điều lệ lên đến 818 tỷ đồng, tức tăng 454 lần, tương đương 45.444%. Đây cũng là cột mốc cho thấy sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông với sự xuất hiện của ông Phạm Văn Quý (quê Thái Bình), người nắm giữ 10% vốn điều lệ, trong khi ông Hoạt giảm tỷ lệ xuống 70%, và bà Ánh giữ 20%.
Trong quá trình phát triển, Định An đã có một sự chuyển mình đáng kể khi đổi tên thành Công ty TNHH Tập đoàn Định An vào đầu năm 2022, đồng thời chuyển trụ sở từ Lào Cai về Hà Nội. Trụ sở mới của tập đoàn hiện nằm tại tòa nhà HudLand, Nguyễn Hữu Thọ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Điều này được xem là bước chuyển mình đáng chú ý, mở đường cho việc tham gia hàng loạt dự án công trình quy mô lớn trong cả nước.
Ông Cao Đăng Hoạt, không chỉ là người đứng đầu tại Tập đoàn Định An, mà còn là nhân vật chủ chốt đứng sau hàng loạt doanh nghiệp khác, từ công ty xây dựng cho đến lĩnh vực thương mại.
Một trong những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp của ông Hoạt là việc thành lập Công ty TNHH Nhạc Sơn vào tháng 10/2006, sau này đổi tên thành Tập đoàn CASPI. Công ty này ban đầu đăng ký trụ sở tại Lào Cai cùng địa chỉ với Tập đoàn Định An, nhưng sau đó chuyển về Hà Nội, nơi đặt văn phòng hiện tại tại khu vực Bắc Linh Đàm – một địa điểm cũng là nơi ông Hoạt và bà Trần Thị Nguyệt Ánh sinh sống.
Nhìn lại sự phát triển của CASPI, doanh nghiệp này không khác biệt nhiều với Định An khi cùng tập trung vào các dự án xây lắp điện và hạ tầng giao thông trên khắp cả nước. Đáng chú ý, cấu trúc cổ đông của CASPI có sự phân bổ quyền lực rất rõ ràng, với ông Cao Đăng Hoạt và ông Trần Đức Vương mỗi người sở hữu 42,434% vốn điều lệ, trong khi phần còn lại thuộc về ông Trần Đức Long với 15,132%.
Dù Tập đoàn CASPI có vẻ là “đứa con tinh thần” của ông Hoạt, nhưng vào năm 2022, doanh nhân này đã bất ngờ chuyển toàn bộ cổ phần của mình cho bà Lê Thị Phương, một cá nhân đến từ Nghệ An, làm dấy lên nhiều câu hỏi trong giới tài chính.
Bước đi này diễn ra trong bối cảnh CASPI ghi dấu ấn mạnh mẽ với tổng giá trị trúng thầu vượt ngưỡng 4.900 tỷ đồng trong nhiều năm qua. Đặc biệt, riêng trong năm 2020, công ty đã thắng tới 8 gói thầu lớn, càng khẳng định vững chắc vị thế của mình trên thị trường xây dựng đầy cạnh tranh.
Bên cạnh đó, ông Trần Đức Vương, người sinh năm 1983, vẫn duy trì vai trò đại diện pháp luật của Tập đoàn CASPI từ những ngày đầu thành lập đến nay, bất chấp những biến động trong ngành và nội bộ. Hiện tại, sau nhiều lần tăng giảm trồi sụt, vốn điều lệ của CASPI đang ở mức 118,6 tỷ đồng.
Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực xây dựng, ông Cao Đăng Hoạt đã nhanh chóng mở rộng hoạt động sang thương mại và dịch vụ khi thành lập Công ty TNHH Dũng Hân vào năm 2014. Dũng Hân tập trung vào các mảng thương mại, du lịch và kinh doanh kim loại quý.
Tương tự như Tập đoàn CASPI, trụ sở ban đầu của Dũng Hân cũng được đặt tại cùng địa chỉ với Tập đoàn Định An trước khi chuyển về Hà Nội. Từ khi ra đời, Công ty Dũng Hân luôn duy trì cấu trúc cổ đông chặt chẽ với hai người đồng sáng lập chính là ông Cao Đăng Hoạt và bà Trần Thị Nguyệt Ánh, người hiện giữ vai trò giám đốc và đại diện pháp luật của công ty.
Dưới sự điều hành của ông Hoạt, các công ty này đã dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường, đồng thời cho thấy sự kết nối chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và gia đình, một mô hình quản lý khéo léo và đầy tính chiến lược.
Năm 2016, ông Cao Đăng Hoạt tiếp tục ghi dấu ấn khi trở thành người đại diện pháp luật và là một trong những cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Du lịch Ruby, có trụ sở tại Phú Quốc, Kiên Giang.
Ruby được chính thức thành lập vào ngày 13/4/2018 với ba cổ đông chính: Trần Thế Hoàng nắm 20% cổ phần, Lê Minh Năm nắm 70%, và ông Hoạt giữ 10%. Trụ sở của Ruby nằm tại tầng 2 của khách sạn Amarin Resort, một khách sạn tiêu chuẩn 4 sao với tầm nhìn hướng thẳng ra biển tại Dương Tơ, Phú Quốc.
NỢ NẦN CHỒNG CHẤT VÀ BẤT CÂN ĐỐI VỀ DÒNG TIỀN
Sự tăng vốn điều lệ mạnh mẽ của Tập đoàn Định An dường như là bước chuẩn bị cho việc tham gia vào các dự án xây dựng lớn trong giai đoạn từ 2019 đến 2023. Trong khoảng thời gian này, doanh nghiệp đã thắng thầu 13 gói thầu với tổng giá trị hơn 14.000 tỷ đồng.
Nếu chỉ nhìn vào những con số này, Tập đoàn Định An có vẻ như đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Từ 2016 đến 2023, tổng tài sản của doanh nghiệp này đã tăng vọt 85,7 lần, từ 75,4 tỷ đồng lên tới 1504,6 tỷ đồng. Đáng chú ý là thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất diễn ra khi Định An bắt đầu tham gia trúng các gói thầu lớn. Việc tăng vốn điều lệ gấp 454 lần vào năm 2016 đã tạo bước đệm cho doanh nghiệp này mở rộng quy mô hoạt động.
Thế nhưng, điều kỳ lạ là lợi nhuận của doanh nghiệp này lại không theo kịp tốc độ tăng trưởng doanh thu. Điển hình là từ năm 2021 đến 2023, doanh thu của Định An tăng nhanh, từ 355,9 tỷ đồng năm 2021 lên 609,1 tỷ đồng năm 2023. Trong đó, doanh thu thuần về bán hàng chiếm hơn 90%.
Mặc dù doanh thu tăng mạnh, nhưng sau khi trừ hết các chi phí, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn lại vô cùng khiêm tốn. Đáng chú ý là thời kỳ tăng trưởng nhanh nhất diễn ra khi Định An bắt đầu tham gia trúng các gói thầu lớn. Việc tăng vốn điều lệ gấp 454 lần vào năm 2016 đã tạo bước đệm cho doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động.
Lý do chính khiến lợi nhuận của Định An thấp đến từ chi phí giá vốn bán hàng quá cao, chiếm gần như toàn bộ doanh thu. Riêng năm 2021, giá vốn bán hàng chiếm tới 97,58% doanh thu, tương đương 347,3 tỷ đồng. Các năm tiếp theo, con số này vẫn rất cao: 97,8% vào năm 2022 và 96,88% vào năm 2023, lần lượt tương đương với 543,9 tỷ đồng và 590,1 tỷ đồng. Khoảng cách nhỏ giữa doanh thu và chi phí đã làm giảm lợi nhuận, đồng thời cho thấy chiến lược kinh doanh của tập đoàn dường như ẩn chứa nhiều vấn đề.
Điều đáng lưu ý là dù doanh nghiệp liên tục gặp khó khăn về lợi nhuận, nhưng Tập đoàn Định An vẫn thành công trong việc giành được các gói thầu lớn hàng nghìn tỷ đồng. Từ năm 2021 đến 2023, số lượng gói thầu trúng thầu của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt. Năm 2021 và 2022, Định An cùng các đối tác liên doanh trúng một gói thầu mỗi năm, đến năm 2023, doanh nghiệp đã giành được 7 gói thầu, thể hiện sự mở rộng và năng lực cạnh tranh của tập đoàn.
TĂNG TÀI SẢN ĐI KÈM VỚI NHỮNG CHI PHÍ BÍ ẨN?
Một điểm nhấn khác trong bức tranh tài chính của Tập đoàn Định An là sự tăng trưởng vượt bậc về tài sản. Tổng tài sản của doanh nghiệp đã tăng từ 651,9 tỷ đồng (năm 2021) lên 1.506,4 tỷ đồng (năm 2023), tức gấp 2,3 lần chỉ trong 3 năm. Đáng chú ý, tài sản tăng mạnh nhất trong năm 2023, khi doanh nghiệp tham gia liên tiếp 7 gói thầu và trúng cả 7 gói.
Mặc dù tài sản tăng trưởng nhanh chóng, nhưng nợ phải trả của Định An cũng gia tăng không kém. Năm 2021, nợ phải trả của doanh nghiệp là 447,4 tỷ đồng, chiếm 68,64% tổng tài sản, gấp 2,1 lần vốn chủ sở hữu. Năm 2022, tổng nợ giảm nhẹ xuống 394,4 tỷ đồng nhưng vẫn chiếm 85,3% nợ ngắn hạn. Đến năm 2023, nợ phải trả của Định An tăng vọt lên 1.344,5 tỷ đồng, gấp 8,3 lần vốn chủ sở hữu, thể hiện rủi ro tài chính nghiêm trọng.
Đáng chú ý, nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ của Tập đoàn Định An. Năm 2021, toàn bộ số nợ là nợ ngắn hạn, doanh nghiệp này không có một đồng nợ dài hạn nào? Năm 2022, con số này có giảm nhưng vẫn chiếm tới 85,3%, tương đương là 336,5 tỷ đồng; năm 2023, lại tăng lên 1289,8 tỷ đồng, chiếm 95,9% tổng nợ.
Điều này cho thấy doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào vay ngắn hạn để duy trì hoạt động, trong khi không có nợ dài hạn như nhiều doanh nghiệp khác. Sự phụ thuộc này có thể khiến Tập đoàn Định An gặp áp lực tài chính khi thị trường biến động. Việc nợ dài hạn quá thấp cũng cho thấy chiến lược tài chính của doanh nghiệp có phần thiếu bền vững, đặc biệt trong ngành xây dựng đòi hỏi sự ổn định về tài chính.
Ngoài các khoản nợ, một điểm gây chú ý là các “khoản chi khác cho hoạt động kinh doanh” của Định An từ năm 2021 đến 2023. Cụ thể, năm 2021, khoản chi này là 208,6 tỷ đồng; năm 2022 là 140,4 tỷ đồng; và năm 2023 tăng vọt lên 424,3 tỷ đồng. Thông thường, đối với một doanh nghiệp xây dựng như Định An, chi phí gián tiếp (bao gồm chi phí quản lý, tư vấn, và chi phí phát sinh,...) chỉ chiếm từ 10-20% tổng chi phí dự án.
Tuy nhiên, con số của Định An lại lớn bất thường, làm dấy lên câu hỏi nghi vấn về việc những khoản chi bất thường này không rõ hạch toán vào đâu trong bảng báo cáo tài chính của Tập đoàn Định An?
Một nghịch lý nữa trong câu chuyện của Tập đoàn Định An là dù lợi nhuận thấp, doanh nghiệp này lại sở hữu lượng tiền mặt rất lớn. Năm 2021, Định An nắm giữ 6,5 tỷ đồng tiền mặt; đến năm 2022, con số này tăng lên 14,3 tỷ đồng, và đỉnh điểm là năm 2023, với số tiền mặt lên tới 588,7 tỷ đồng – gấp 41,1 lần so với năm trước và gấp 327 lần lợi nhuận sau thuế.
Lượng tiền mặt lớn này có thể đến từ việc Định An nhận được các khoản thanh toán trước từ các hợp đồng lớn. Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa tiền mặt và khả năng sinh lời của doanh nghiệp đặt ra câu hỏi về hiệu quả quản lý tài chính của Định An? Doanh nghiệp có thể đang hoạt động với quy mô lớn và nhiều dự án, nhưng không tạo ra đủ lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.
Tập đoàn Định An là một minh chứng điển hình cho nghịch lý của nhiều doanh nghiệp xây dựng hiện nay: Quy mô lớn, tài sản khổng lồ, nhưng lợi nhuận gần như không đáng kể. Dù đã trúng hàng loạt gói thầu trị giá hàng nghìn tỷ đồng, chiến lược kinh doanh của Định An vẫn còn nhiều bất ổn.
Việc doanh thu tăng mạnh nhưng lợi nhuận lẹt đẹt, cộng với chi phí hoạt động không minh bạch và gánh nợ ngắn hạn quá cao, khiến tương lai tài chính của Định An bị đặt dấu hỏi. Liệu tập đoàn này có thể tìm được hướng đi để cải thiện tình hình, hay sẽ tiếp tục lún sâu vào vòng xoáy nợ nần cùng lợi nhuận thấp và đằng sau bức tranh ấy là gì?