Mùa chít rừngTuyên Quang, mảnh đất đa bản sắc văn hóa dân tộcXuân về rẻo caoBánh chưng - dẻo thơm vị TếtĐường về nhà chồng của cô dâu người DaoThổi hồn vào trang phục vải lanh bằng sáp ongMột năm khởi sắc xây dựng nông thôn mới

Nhiều năm trở lại đây, gia đình chị Trương Thị Viện, thôn Tầng, xã Phúc Sơn (Chiêm Hóa) thường tranh thủ hái chít mỗi khi lên chăm sóc rừng cây. Chị Viện tâm sự, hái chít không đơn giản như chặt củi, người dân phải men theo sườn núi, sườn đồi, chui vào bụi rậm. Không những thế, bụi phấn của cây chít khi tuốt bay khắp nơi, tỏa vào người khiến cho ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, mỗi ngày một người có thể hái được 20-30kg chít, khoảng 200 nghìn đồng/ngày.

Bông chít được bà con thu hoạch trong khoảng 2 tháng đầu năm.

Bông chít được bà con thu hoạch trong khoảng 2 tháng đầu năm.

Chúng tôi đến thôn Píat, xã Thổ Bình (Lâm Bình) gặp bà Ma Thị Lời để tìm hiểu về những công đoạn làm nên một chiếc chổi chít. Bà Lời chia sẻ, chít được lấy về phơi khô và nhặt từng bông rồi bó lại từng bó (gọi là con chổi). Con chổi được tra cán, đặt vào khuôn đã làm sẵn từng kích thước và cuốn chổi. Sau khi cuốn, chổi được cố định bằng kẹp sắt và đan thành từng con chổi nhỏ. Công đoạn cuối cùng là cắt đuôi chít. Trong các công đoạn, lựa chọn chít là bước quan trọng nhất, những bông chít đẹp sẽ làm ra những chiếc chổi chít đẹp và bền.

Các công đoạn để hoàn thành một chiếc chổi chít.

Các công đoạn để hoàn thành một chiếc chổi chít.

Với nguyên liệu có sẵn, các công đoạn được làm thủ công nên 1 ngày 1 người có thể làm được từ 10-12 chiếc chổi. Vụ chít năm nay vừa bắt đầu khoảng 1 tháng nhưng bà Lời đã làm được hơn 100 cái, mỗi cái chổi bà bán với giá từ 30-35 nghìn đồng tùy kích thước, giúp gia đình bà có thêm thu nhập. Chổi làm đến đâu tiêu thụ đến đó nên bà cũng thu mua thêm chít của người dân về phơi khô tích lũy để làm khi hết mùa chít.

Chổi chít được bán với giá từ 30 - 35 nghìn đồng/cái.

Chổi chít được bán với giá từ 30 - 35 nghìn đồng/cái.

Tranh thủ mùa chít, nhiều gia đình đứng ra thu mua chít tươi để bán lại cho các thương lái. Chị Trương Thị Giang, thôn Tân Lập, xã Thổ Bình (Lâm Bình) cho biết, nhà chị ở gần chợ thấy nhiều người mang chít đi bán, chị đã đứng ra thu mua chít tươi. Chít mua về chị sẽ đập cho bớt hạt, phơi khô tự nhiên rồi bán lại cho các thương lái, sau khi phơi khô giá chít được bán với giá khoảng 20 nghìn đồng/kg.

Nhằm tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương, hiện Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện đang xây dựng kế hoạch mở các lớp dạy làm chổi chít.

jwplayer("svc58E").setup({volume: "70",menu: "true",allowscriptaccess: "always",wmode: "opaque",file: "/media/audio/2020/Tieng-chi-Hong.mp3",width: "380px",height: "25px",skin: "/js/jwplayer/skins/stormtrooper.xml",analytics: {enabled: false,cookies: false}});

Chị Ma Thị Hồng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Lâm Bình.

Chia tay những người gắn bó với bông chít, chúng tôi hy vọng nguồn thu từ rừng ấy sẽ không bao giờ cạn, người dân biết tận dụng “lộc rừng” phát triển nghề làm chổi chít để có thêm thu nhập, cuộc sống thêm ấm no.

jwplayer("svc58E").setup({volume: "70",menu: "true",allowscriptaccess: "always",wmode: "opaque",file: "/media/audio/2020/Tieng-chi-Hong.mp3",width: "380px",height: "25px",skin: "/js/jwplayer/skins/stormtrooper.xml",analytics: {enabled: false,cookies: false}});

Thu Hằng - Thu Trang

Nguồn Tuyên Quang: http://www.baotuyenquang.com.vn/media/e-magazine/mua-chit-rung-129429.html