Mùa con ong đi lấy mật

PTĐT - Hằng năm, cứ vào khoảng tháng 3, khi hoa vải, hoa nhãn… nở rộ cũng là thời điểm những người nuôi ong ở khu 10, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì bước vào mùa thu hoạch mật. Người mua, người bán và những câu chuyện bên bàn trà về cách nhìn hoa đánh giá chất lượng mật, ngày quay mật cũng rôm rả hơn ngày thường…

Tháng ba là thời điểm nhiều hộ nông dân ở khu 10, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì bước vào mùa thu hoạch mật ong.

Tháng ba là thời điểm nhiều hộ nông dân ở khu 10, xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì bước vào mùa thu hoạch mật ong.

Nghề nuôi ong lấy mật đã có tại khu 10 từ rất lâu đời. Tuy không phát triển mạnh và chưa hình thành làng nghề nhưng nuôi ong vẫn là nghề được nhiều người lựa chọn gắn bó và đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Trong khu 10 hiện có khoảng hơn chục hộ nuôi ong trong đó có những hộ đã nuôi từ hàng chục năm nay, số lượng đàn ong nuôi mỗi hộ giao động từ 10 – 30 đàn…

Khi cầu mật chín, các lỗ mật căng đầy và bị bít lại thì có thể thu hoạch mật ong. Trước khi quay mật cần dùng dao sắc mỏng, cắt nhẹ phần có mật vít nắp, khi cắt cần nhẹ nhàng để tránh làm dập miệng lỗ ảnh hưởng đến tổ.

Khi cầu mật chín, các lỗ mật căng đầy và bị bít lại thì có thể thu hoạch mật ong. Trước khi quay mật cần dùng dao sắc mỏng, cắt nhẹ phần có mật vít nắp, khi cắt cần nhẹ nhàng để tránh làm dập miệng lỗ ảnh hưởng đến tổ.

Ông Nguyễn Chí Ba – một hộ đã có nhiều năm nuôi ong ở khu 10 cho biết: Nghề nuôi ong không khó nhưng muốn ong sinh trưởng, phát triển tốt thì người nuôi cần phải nắm chắc các đặc điểm sinh học của ong và những biện pháp kỹ thuật để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình nuôi. Ngoài ra, nghề này cũng đòi hỏi người nuôi phải thực sự yêu mến con ong và yêu nghề, có như vậy thì mới gắn bó lâu dài được.

Đặc biệt, trước khi quay người nuôi cần trực tiếp rũ ong, vừa rũ vừa chọn cầu mật chín để quay, tránh rũ cầu có nhiều ấu trùng. Sau khi rũ cầu thì quét nhẹ ong còn bám trên bánh không làm hại ong trong quá trình quay mật.

Đặc biệt, trước khi quay người nuôi cần trực tiếp rũ ong, vừa rũ vừa chọn cầu mật chín để quay, tránh rũ cầu có nhiều ấu trùng. Sau khi rũ cầu thì quét nhẹ ong còn bám trên bánh không làm hại ong trong quá trình quay mật.

Đặc biệt, muốn nuôi ong có hiệu quả, cần chọn ong chúa tốt: Chọn chúa trẻ, chưa quá 8 tháng tuổi, có trọng lượng từ 180mg trở lên, mình thon dài, đít nhọn, lông mượt, bò nhanh nhẹn, có khả năng duy trì đàn ong mạnh, ít chia đàn tự nhiên và bốc bay, đẻ không dưới 400 trứng một ngày đêm, vòng trứng rộng chiếm quá nửa mặt cầu. Duy trì thức ăn đầy đủ, đàn ong sẽ luôn có mật vít nắp và có từ 1 - 2 cầu phấn. Ngoài ra, cần duy trì trạng thái tích cực làm việc và ổn định của đàn ong, thường xuyên điều chỉnh lượng ong tương đương với cầu, trong đàn ong luôn có trứng, ấu trùng, nhộng và đặc biệt là nên duy trì ong thợ có các độ tuổi kế tiếp nhau…

Chăm sóc đàn ong khỏe mạnh, người nuôi có thể bắt đầu quay lấy mật từ khoảng đầu tháng 3 dương lịch khi hoa vải, hoa nhãn nở rộ. Để đảm bảo, trước khi quay cần xem các ống mật, nếu các cầu ong lỗ mật căng đầy, lồi và bị bít lại thì cũng là thời điểm tốt nhất để bước vào vụ thu hoạch.

Mật ong nhãn hiện có giá bán khoảng 300 nghìn đồng/ 1 lít và được thị trường rất ưa chuộng vì chất lượng và vị thơm ngon đặc biệt.

Mật ong nhãn hiện có giá bán khoảng 300 nghìn đồng/ 1 lít và được thị trường rất ưa chuộng vì chất lượng và vị thơm ngon đặc biệt.

Trung bình mỗi tổ ong thường có 4 cầu. Vào chính vụ hoa thường từ 4 - 5 ngày có thể quay mật 1 lần; mỗi tổ (mỗi đàn) cho khoảng 1 - 1,2 lít. Nếu ong khỏe mỗi tổ khoảng 1,5 lít mật. Giá mật giao động từ 120 nghìn đồng/ lít – 300 nghìn đồng/ lít. Trong đó, mật ong hoa nhãn đang được nhiều người ưa chuộng và có giá bán cao nhất do có vị ngọt, thơm đặc trưng và để lâu vẫn giữ nguyên chất lượng như khi mới quay.

Ông Lương Văn Thảo – một trong những người nuôi nhiều ong nhất ở khu 10 cho biết: Nghề nuôi ong chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và các điều kiện tự nhiên. Nuôi ong cả năm nhưng chỉ thu hoạch vào các vụ hoa. Nếu mất mùa hoa hoặc gặp thời tiết mưa nhiều thì công chăm sóc ong cả năm của người nuôi sẽ có nguy cơ mất trắng. Tuy nhiên, với những người nuôi ong lâu năm biết nhận định các điều kiện thời tiết, khí hậu thì đây vẫn là nghề cho hiệu quả kinh tế cao. Nhà tôi hiện nuôi 30 đàn ong, năm nay hoa nhãn được mùa, thời tiết tương đối thuận lợi, gia đình có thể thu được khoảng 150 lít mật. Riêng tiền thu từ bán mật nhãn có thể lên đến 45 – 50 triệu đồng. Ngoài ra, người nuôi cũng có thể bán ong giống và các dụng cụ phục vụ việc nuôi ong… đem lại thu nhập tốt….
Được biết, sau mùa hoa nhãn thì đến các mùa hoa: Sấu, sòi, chàm, bạch đàn… Tuy nhiên, chất lượng mật và giá thành của các loại mật này không cao bằng mật nhãn. Ngoài ra, với các hộ nuôi nhiều, sau mùa hoa thường phải đưa ong đi gửi ở các huyện miền núi, nơi có nhiều hoa tự nhiên để ong có điều kiện sinh trưởng, phát triển, đòi hỏi người nuôi cần có sự đầu tư công sức, tiền của nhiều hơn. Vì vậy, việc nuôi ong trong vườn nhà với số lượng ít, vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng của gia đình vừa giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vẫn là hướng đi mà nhiều người lựa chọn…

Vĩnh Hà

Nguồn Phú Thọ: http://baophutho.vn/phong-su-ghi-chep/202103/mua-con-ong-di-lay-mat-176127