Mức hưởng trợ cấp ốm đau của người lao động được quy định thế nào?

Trả lời câu hỏi của độc giả về chế độ khi nghỉ ốm của người lao động trong trường hợp mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được quy định thế nào?

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày được hưởng chế độ bằng 75% mức tiền công, tiền công đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Bên cạnh đó, Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định người lao động được hưởng tối 180 ngày nghỉ trong một năm. Sau khi hết thời hạn nêu trên mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn, cụ thể Luật quy định như sau:

Một là, bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên.

Hai là, bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hộitừ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

Ba là, bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/co-che-chinh-sach/hoi-dap-chinh-sach/muc-huong-tro-cap-om-dau-cua-nguoi-lao-dong-duoc-quy-dinh-the-nao-118243.html