Mức lương hưu của bác sĩ cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu tiền?

Dựa trên bảng lương đang được áp dụng, mức lương hưu của bác sĩ cao nhất và thấp nhất có sự chênh lệch khá lớn.

Y tế là một ngành đặc thù quan trọng. Vì vậy, thu nhập, chế độ đãi ngộ hay mức lương hưu của bác sĩ, nhân viên y tế là nội dung được nhiều người quan tâm.

Bảng lương của bác sĩ mới nhất năm 2023

Hiện bảng lương của bác sĩ (cách xếp lương) được quy định tại Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Theo đó, chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Mức lương hưu của bác sĩ là thông tin được nhiều người quan tâm (Ảnh minh họa).

Mức lương hưu của bác sĩ là thông tin được nhiều người quan tâm (Ảnh minh họa).

Từ ngày 1/7/2023, khi mức lương cơ sở mới được áp dụng, tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng, bảng lương của bác sĩ cũng sẽ thay đổi. Cụ thể như sau:

Bác sĩ cao cấp, bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I):

Bác sĩ chính, bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II):

Bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng (hạng III):

Bác sĩ là người lao động:

Nếu bác sĩ là người ký hợp đồng lao động với cơ sở y tế dù trong hay ngoài công lập thì đều thực hiện chế độ lương, phụ cấp theo thỏa thuận được ghi cụ thể trong hợp đồng lao động. Dù thỏa thuận nhưng lương của bác sĩ không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP:

Như vậy, theo bảng lương hiện hành, mức lương của bác sĩ cao nhất là 14,4 triệu đồng/tháng, thấp nhất là 3,25 triệu đồng/tháng.

Lương hưu của bác sĩ cao nhất, thấp nhất là bao nhiêu?

Theo Luật BHXH năm 2014, công thức chung để tính lương hưu của người lao động, trong đó có bác sĩ, nhân viên y tế, như sau:

Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH.

Trong đó:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu phụ thuộc vào thời gian tham gia BHXH của mỗi người hưởng lương hưu. Tỷ lệ hưởng tối đa theo quy định là 75% được áp dụng với người lao động đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên với nữ và từ đủ 35 năm trở lên đối với nam.

- Mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH được xác định dựa trên tổng các khoản tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH sau khi đã được nhân với hệ số trượt giá, chia cho tổng thời gian đóng BHXH.

Mỗi thời điểm khác nhau thì quy định hệ số trượt giá và mức đóng BHXH tối đa cũng đều có sự điều chỉnh. Do đó, mức hưởng lương hưu của bác sĩ có sự khác nhau tùy từng trường hợp, thời điểm.

Ví dụ, nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của cả quá trình đóng BHXH của bác sĩ là 14,4 triệu đồng/tháng (mức cao nhất), với tỷ lệ hưởng cao nhất có thể thì mức hưởng lương hưu cao nhất mà người này nhận được là: 75% x 14,4 triệu đồng/tháng = 10,8 triệu đồng/tháng.

Nếu mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của cả quá trình đóng BHXH của bác sĩ là 3,25 triệu đồng/tháng (mức thấp nhất), với tỷ lệ hưởng cao nhất có thể thì mức hưởng lương hưu cao nhất mà người này nhận được là: 75% x 3,25 triệu đồng/tháng = 2,4375 triệu đồng/tháng.

Hoàng Cường

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/muc-luong-huu-cua-bac-si-cao-nhat-thap-nhat-la-bao-nhieu-tien-169230823160659123.htm