Mức phạt vi phạm hợp đồng

Công ty tôi có đặt 2 tấn gạo của công ty A. Tuy nhiên, đến nhà nhận hàng, bên tôi phát hiện đây không phải loại gạo chúng tôi đặt. Trong hợp đồng chưa thỏa thuận mức phạt vi phạm. Xin hỏi, theo quy định pháp luật, chúng tôi có thể yêu cầu mức phạt vi phạm như thế nào?

Bạn đọc có email DucanhXX@gmail.com gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Doanh nghiệp Việt Nam hỏi: Công ty tôi có đặt 2 tấn gạo của công ty A. Tuy nhiên, đến nhà nhận hàng, bên tôi phát hiện đây không phải loại gạo chúng tôi đặt. Trong hợp đồng chưa thỏa thuận mức phạt vi phạm. Xin hỏi, theo quy định pháp luật, chúng tôi có thể yêu cầu mức phạt vi phạm như thế nào?

Luật gia Cấn Thị Phương Dung, công ty Luật TNHH YouMe trả lời:

Điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm như sau:

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Điều 266 Luật Thương mại 2005 quy định phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai như sau:

1. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

2. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

3. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định

Như vậy, theo quy định pháp luật, trừ trường hợp do kết quả giám định sai, công ty bạn có thể yêu cầu mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Tư vấn pháp luật.

Chuyên mục được thực hiện với sự hỗ trợ từ Công ty Luật TNHH YouMe

Để được tư vấn và nhận được sự trợ giúp của Phòng Tư vấn pháp luật, bạn đọc có thể liên lạc với Phòng Tư vấn pháp luật qua: Điện thoại: 0966770000 Email: hotrodoanhnghiep@doanhnghiepvn.vn hoặc trực tiếp tại tòa soạn Tạp chí Điện tử Doanh nghiệp Việt Nam (Phòng A125, 37 Hùng Vương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Hoặc trực tiếp tại trụ sở Công ty Luật TNHH YouMe (Tầng 3, số 33 Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) vào giờ hành chính tất cả các ngày trong tuần trừ thứ 7 và Chủ nhật.

Sưu tầm

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/phap-luat/tu-van-phap-luat/muc-phat-vi-pham-hop-dong/20201218040344920