Muốn đổ bộ lên Triều Tiên, Mỹ cần sử dụng những 'bảo bối' nào?

Trong trường hợp cuộc Chiến tranh Triều Tiên tiếp tục, đây là năm loại vũ khí mà Thủy quân lục chiến Mỹ không thể thiếu, để có thể dùng đối phó với quân đội của Bình Nhưỡng - đội quân được huấn luyện và trang bị rất tốt.

Trong kịch bản một cuộc Chiến tranh Triều Tiên tiếp theo diễn ra, lực lượng đổ bộ sẽ chủ yếu bằng đường biển; trong đó Thủy quân lục chiến của Mỹ sẽ lĩnh xướng vai trò đánh chiếm mục tiêu đầu cầu, tạo bàn đạp để các lực lượng khác bước vào chiến đấu.

Trong kịch bản một cuộc Chiến tranh Triều Tiên tiếp theo diễn ra, lực lượng đổ bộ sẽ chủ yếu bằng đường biển; trong đó Thủy quân lục chiến của Mỹ sẽ lĩnh xướng vai trò đánh chiếm mục tiêu đầu cầu, tạo bàn đạp để các lực lượng khác bước vào chiến đấu.

Phương tiện chính để đưa Thủy quân lục chiến Mỹ vào bờ, sẽ là những chiếc trực thăng cánh quạt lật MV-22, xuất phát từ những tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp, đậu cách bờ dưới 100 km; với phương tiện này, Triều Tiên sẽ khó đoán được ý đồ đổ bộ của Mỹ.

Phương tiện chính để đưa Thủy quân lục chiến Mỹ vào bờ, sẽ là những chiếc trực thăng cánh quạt lật MV-22, xuất phát từ những tàu tấn công đổ bộ lớp Wasp, đậu cách bờ dưới 100 km; với phương tiện này, Triều Tiên sẽ khó đoán được ý đồ đổ bộ của Mỹ.

Máy bay MV-22 Osprey có thể cất và hạ cánh thẳng đứng giống như trực thăng; nhưng khi đạt được độ cao ổn định, động cơ sẽ xoay 90 độ về phía trước, và máy bay sẽ bay như máy bay cánh quạt cố định. MV-22 có thể chở tối đa 24 lính thủy đánh bộ với đầy đủ trang bị và đạt tốc độ tối đa 445 km/h.

Máy bay MV-22 Osprey có thể cất và hạ cánh thẳng đứng giống như trực thăng; nhưng khi đạt được độ cao ổn định, động cơ sẽ xoay 90 độ về phía trước, và máy bay sẽ bay như máy bay cánh quạt cố định. MV-22 có thể chở tối đa 24 lính thủy đánh bộ với đầy đủ trang bị và đạt tốc độ tối đa 445 km/h.

Bán kính hoạt động của MV-22 là 800 km (dài hơn nếu được tiếp dầu trên không); điểm độc đáo của MV-22 là bãi cất hạ cánh như trực thăng, nhưng tải trọng và tầm hoạt động như máy bay cánh bằng cố định; vì vậy những chiếc MV-22, có thể đổ bộ trong phạm vi bán kính 800 km, tạo yếu tố bất ngờ với Triều Tiên.

Bán kính hoạt động của MV-22 là 800 km (dài hơn nếu được tiếp dầu trên không); điểm độc đáo của MV-22 là bãi cất hạ cánh như trực thăng, nhưng tải trọng và tầm hoạt động như máy bay cánh bằng cố định; vì vậy những chiếc MV-22, có thể đổ bộ trong phạm vi bán kính 800 km, tạo yếu tố bất ngờ với Triều Tiên.

Loại phương tiện thứ hai rất qua trọng của Thủy quân lục chiến trong các hoạt động đổ bộ, là phương tiện đổ bộ lưỡng cư (AAV). Ra mắt từ đầu những năm 1970, một chiếc AAV có thể mang theo 21 lính thủy quân lục chiến với đủ trang bị, tự bơi từ các tàu đổ bộ lớp Wasp vào bờ.

Loại phương tiện thứ hai rất qua trọng của Thủy quân lục chiến trong các hoạt động đổ bộ, là phương tiện đổ bộ lưỡng cư (AAV). Ra mắt từ đầu những năm 1970, một chiếc AAV có thể mang theo 21 lính thủy quân lục chiến với đủ trang bị, tự bơi từ các tàu đổ bộ lớp Wasp vào bờ.

AAV có khả năng di chuyển trên mặt nước đến 13 km/h trong điều kiện sóng cấp 3 và 72 km/h trên đường nhựa. Về vũ khí, AAV chỉ được trang bị vũ khí nhẹ, thường là súng phóng lựu 40mm hoặc súng máy cỡ nòng 12,7 mm; xe được được bọc thép nhẹ, có chỉ chống được đạn súng máy 14,5mm hoặc mảnh đạn pháo.

AAV có khả năng di chuyển trên mặt nước đến 13 km/h trong điều kiện sóng cấp 3 và 72 km/h trên đường nhựa. Về vũ khí, AAV chỉ được trang bị vũ khí nhẹ, thường là súng phóng lựu 40mm hoặc súng máy cỡ nòng 12,7 mm; xe được được bọc thép nhẹ, có chỉ chống được đạn súng máy 14,5mm hoặc mảnh đạn pháo.

Loại phương tiện đổ bộ thứ ba là trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion, đây là phương tiện đổ bộ quan trọng từ các tàu đổ bộ; ngoài vận tải được quân, CH-53E còn có thể vận chuyển xe chiến đấu bọc thép, hoặc các loại pháo xe kéo hạng nhẹ M-777; trọng lượng vận chuyển vượt xa MV-22 Osprey.

Loại phương tiện đổ bộ thứ ba là trực thăng vận tải hạng nặng CH-53E Super Stallion, đây là phương tiện đổ bộ quan trọng từ các tàu đổ bộ; ngoài vận tải được quân, CH-53E còn có thể vận chuyển xe chiến đấu bọc thép, hoặc các loại pháo xe kéo hạng nhẹ M-777; trọng lượng vận chuyển vượt xa MV-22 Osprey.

CH-53E là loại trực thăng vận tải lớn nhất hiện đang biên chế trong quân đội Mỹ, có khả năng mang tải đến 16 tấn hàng hóa hoặc 55 lính thủy đánh bộ; hoặc kế hợp cả chở người và trang bị.

CH-53E là loại trực thăng vận tải lớn nhất hiện đang biên chế trong quân đội Mỹ, có khả năng mang tải đến 16 tấn hàng hóa hoặc 55 lính thủy đánh bộ; hoặc kế hợp cả chở người và trang bị.

Tầm hoạt động của CH-53E là 800 km, nhưng khi mang đủ tải, tầm hoạt động giảm rất nhiều; tuy nhiên, CH-53E có khả năng tiếp dầu trên không, nên phạm vi hoạt động không giới hạn.

Tầm hoạt động của CH-53E là 800 km, nhưng khi mang đủ tải, tầm hoạt động giảm rất nhiều; tuy nhiên, CH-53E có khả năng tiếp dầu trên không, nên phạm vi hoạt động không giới hạn.

Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng CH-53 để vận chuyển những phương tiện chiến đấu hạng nặng, đặc biệt là pháo và xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25 từ các tàu đổ bộ trên biển, đến đầu cầu an toàn; ngoài ra còn được sử dụng để chuyển thương binh từ chiến trường, đến các tàu bệnh viện.

Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng CH-53 để vận chuyển những phương tiện chiến đấu hạng nặng, đặc biệt là pháo và xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25 từ các tàu đổ bộ trên biển, đến đầu cầu an toàn; ngoài ra còn được sử dụng để chuyển thương binh từ chiến trường, đến các tàu bệnh viện.

Phương tiện quan trọng thứ tư của Thủy quân lục chiến là xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25, đây là loại xe bọc thép bánh hơi 4 trục, dẫn động 8x8 bánh; vũ khí của xe là pháo 25mm M242 Bushmaster. Xe có thể chở tối đa 4 trinh sát viên, để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát vũ trang.

Phương tiện quan trọng thứ tư của Thủy quân lục chiến là xe bọc thép hạng nhẹ LAV-25, đây là loại xe bọc thép bánh hơi 4 trục, dẫn động 8x8 bánh; vũ khí của xe là pháo 25mm M242 Bushmaster. Xe có thể chở tối đa 4 trinh sát viên, để thực hiện các nhiệm vụ trinh sát vũ trang.

LAV-25 đặc biệt ở chỗ, nó có khả năng được vận chuyển bằng tàu đổ bộ đệm khí LCAC, hoặc bằng trực thăng hạng nặng CH-53; thậm chí là tự bơi vào bờ (nhưng chỉ ở các vùng nước nông gần bờ, trong điều kiện sóng nhỏ).

LAV-25 đặc biệt ở chỗ, nó có khả năng được vận chuyển bằng tàu đổ bộ đệm khí LCAC, hoặc bằng trực thăng hạng nặng CH-53; thậm chí là tự bơi vào bờ (nhưng chỉ ở các vùng nước nông gần bờ, trong điều kiện sóng nhỏ).

LAV được biên chế cho các tiểu đoàn cơ giới của Thủy quân lục chiến Mỹ, với các biến thể bao gồm chống tăng, chỉ huy, làm khung gầm súng cối 106,7 mm, hậu cần và cứu kéo. LAV-25 có thể di chuyển bằng đường biển hoặc đường không; khi đã đến vị trí, nó nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát vũ trang.

LAV được biên chế cho các tiểu đoàn cơ giới của Thủy quân lục chiến Mỹ, với các biến thể bao gồm chống tăng, chỉ huy, làm khung gầm súng cối 106,7 mm, hậu cần và cứu kéo. LAV-25 có thể di chuyển bằng đường biển hoặc đường không; khi đã đến vị trí, nó nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ trinh sát vũ trang.

Sự kết hợp giữa hỏa lực và tính cơ động của LAV-25, khiến nó trở thành phương tiện nguy hiểm đối với lực lượng phòng ngự bờ biển của Triều Tiên. Những chiếc LAV-25 đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn LAV-25A2, bao gồm lớp giáp bảo vệ và hệ thống treo cải tiến; hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống quan sát ảnh nhiệt mới cho trưởng xe và pháo thủ.

Sự kết hợp giữa hỏa lực và tính cơ động của LAV-25, khiến nó trở thành phương tiện nguy hiểm đối với lực lượng phòng ngự bờ biển của Triều Tiên. Những chiếc LAV-25 đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn LAV-25A2, bao gồm lớp giáp bảo vệ và hệ thống treo cải tiến; hệ thống điều khiển hỏa lực và hệ thống quan sát ảnh nhiệt mới cho trưởng xe và pháo thủ.

Loại hỏa lực yểm trợ hoàn hảo cho Thủy quân lục chiến Mỹ, đó là hệ thống tên lửa chiến thuật cơ động (HIMARS); được phát triển từ loại pháo phản lực bắn loạt (MLRS) duy nhất của Quân đội Mỹ là M-227, HIMARS được lắp trên xe tải 5 tấn.

Loại hỏa lực yểm trợ hoàn hảo cho Thủy quân lục chiến Mỹ, đó là hệ thống tên lửa chiến thuật cơ động (HIMARS); được phát triển từ loại pháo phản lực bắn loạt (MLRS) duy nhất của Quân đội Mỹ là M-227, HIMARS được lắp trên xe tải 5 tấn.

Một hệ thống HIMARS có 6 ống phóng tên lửa chiến thuật có điều khiển tầm ngắn, hoặc tên lửa MGM-140. Hệ thống có thể nhanh chóng được vận chuyển từ tàu đổ bộ vào bờ, bằng tàu đổ bộ đệm khí.

Một hệ thống HIMARS có 6 ống phóng tên lửa chiến thuật có điều khiển tầm ngắn, hoặc tên lửa MGM-140. Hệ thống có thể nhanh chóng được vận chuyển từ tàu đổ bộ vào bờ, bằng tàu đổ bộ đệm khí.

Khi cập bờ, hệ thống có thể nhanh chóng triển khai chiến đấu, với tầm hỗ trợ hỏa lực trong bán kính 70 km; với việc sử dụng các loại đạn có điều khiển, dẫn đường bằng GPS, có mức chính xác rất cao; cho phép hỗ trợ hỏa lực cho các phân đội mở cửa, mở rộng đầu cầu, ngăn chặn các lực lượng Triều Tiên phản công, bịt lấp cửa mở. Nguồn ảnh: USAF.

Khi cập bờ, hệ thống có thể nhanh chóng triển khai chiến đấu, với tầm hỗ trợ hỏa lực trong bán kính 70 km; với việc sử dụng các loại đạn có điều khiển, dẫn đường bằng GPS, có mức chính xác rất cao; cho phép hỗ trợ hỏa lực cho các phân đội mở cửa, mở rộng đầu cầu, ngăn chặn các lực lượng Triều Tiên phản công, bịt lấp cửa mở. Nguồn ảnh: USAF.

Lính thủy quân lục chiến Mỹ vất vả khi tham chiến trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953. Nguồn: Thepathe.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/muon-do-bo-len-trieu-tien-my-can-su-dung-nhung-bao-boi-nao-1508721.html