Mỹ 'bật đèn xanh', Philippines sắp được trang bị tiêm kích F-16

Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines.

Ngày 1/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận hợp đồng bán tiêm kích F-16 trị giá 5,58 tỷ đô la cho Philippines, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân của quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh Wikipedia

Ngày 1/4, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận hợp đồng bán tiêm kích F-16 trị giá 5,58 tỷ đô la cho Philippines, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân của quốc gia Đông Nam Á này. Ảnh Wikipedia

Thông báo được chuyển đến Quốc hội thông qua Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, bao gồm việc chuyển giao 20 chiếc F-16 phiên bản Block 70/72, trong đó có 16 chiếc F-16C một chỗ ngồi và 4 biến thể F-16D hai chỗ ngồi, cùng với một gói vũ khí và hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Ảnh Reuters

Thông báo được chuyển đến Quốc hội thông qua Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, bao gồm việc chuyển giao 20 chiếc F-16 phiên bản Block 70/72, trong đó có 16 chiếc F-16C một chỗ ngồi và 4 biến thể F-16D hai chỗ ngồi, cùng với một gói vũ khí và hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Ảnh Reuters

Động thái này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho Philippines - một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển và những thách thức an ninh nội bộ đang diễn ra. Thỏa thuận này nhấn mạnh mối quan hệ đối tác quân sự ngày càng sâu sắc giữa Washington và Manila. Ảnh Wikipedia

Động thái này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho Philippines - một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên biển và những thách thức an ninh nội bộ đang diễn ra. Thỏa thuận này nhấn mạnh mối quan hệ đối tác quân sự ngày càng sâu sắc giữa Washington và Manila. Ảnh Wikipedia

F-16 được mệnh danh là trụ cột của lực lượng không quân trên toàn thế giới, kể từ khi ra mắt vào những năm 1970, mẫu máy bay này đã phát triển đáng kể trong nhiều thập kỷ. Phiên bản Block 70/72 do Lockheed Martin sản xuất là phiên bản mới nhất của loại máy bay chiến đấu đa năng này. Ảnh Reddit

F-16 được mệnh danh là trụ cột của lực lượng không quân trên toàn thế giới, kể từ khi ra mắt vào những năm 1970, mẫu máy bay này đã phát triển đáng kể trong nhiều thập kỷ. Phiên bản Block 70/72 do Lockheed Martin sản xuất là phiên bản mới nhất của loại máy bay chiến đấu đa năng này. Ảnh Reddit

Bên cạnh đó, F-16 là một trong số ít máy bay phản lực có khả năng tăng tốc rất tốt, có thể đạt tốc độ gần 1.500 km/h ở sát mực nước biển và 2.180 km/h ở độ cao 12 km, bán kính chiến đấu 546 km với cấu hình vũ khí tối ưu. Biến thể F-16C có một chỗ ngồi, trong khi mẫu F-16D có hai chỗ ngồi để làm nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu. Ảnh Reuters

Bên cạnh đó, F-16 là một trong số ít máy bay phản lực có khả năng tăng tốc rất tốt, có thể đạt tốc độ gần 1.500 km/h ở sát mực nước biển và 2.180 km/h ở độ cao 12 km, bán kính chiến đấu 546 km với cấu hình vũ khí tối ưu. Biến thể F-16C có một chỗ ngồi, trong khi mẫu F-16D có hai chỗ ngồi để làm nhiệm vụ huấn luyện và chiến đấu. Ảnh Reuters

Ngoài ra, phiên bản Block 70/72 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/APG-83. Nó còn mang theo hệ thống tác chiến điện tử Viper Shield, loại được thiết kế để chống lại nhiều mối đe dọa và nâng cao khả năng sống sót của phi cơ trong môi trường tác chiến nguy hiểm.

Ngoài ra, phiên bản Block 70/72 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động AN/APG-83. Nó còn mang theo hệ thống tác chiến điện tử Viper Shield, loại được thiết kế để chống lại nhiều mối đe dọa và nâng cao khả năng sống sót của phi cơ trong môi trường tác chiến nguy hiểm.

Sự xuất hiện của F-16 hứa hẹn sẽ thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quân sự với các nước trong khu vực và mang đến bước nhảy vọt về công nghệ, giúp Không quân Philippines định hình lại cách bảo vệ chủ quyền của nước này.

Sự xuất hiện của F-16 hứa hẹn sẽ thu hẹp khoảng cách về sức mạnh quân sự với các nước trong khu vực và mang đến bước nhảy vọt về công nghệ, giúp Không quân Philippines định hình lại cách bảo vệ chủ quyền của nước này.

Trong những năm gần đây, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành điểm nóng, khi Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát đối với các vùng biển rộng lớn trong khu vực.

Trong những năm gần đây, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành điểm nóng, khi Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát đối với các vùng biển rộng lớn trong khu vực.

Các máy bay F-16 hiện đại với hệ thống radar và tên lửa tầm xa, có thể giúp Philippines giám sát và ứng phó với các mối đe dọa trong tương lai, đồng thời khiến các đối thủ phải dè chừng hơn.

Các máy bay F-16 hiện đại với hệ thống radar và tên lửa tầm xa, có thể giúp Philippines giám sát và ứng phó với các mối đe dọa trong tương lai, đồng thời khiến các đối thủ phải dè chừng hơn.

Trong lịch sử, mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines đã chứng kiến nhiều biến động. Sau vụ phun trào của Núi Pinatubo năm 1991 đã làm hư hại Căn cứ Không quân Clark, Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu chấm dứt sự hiện diện của Quân đội Mỹ tại Clark và Vịnh Subic, khép lại sự hiện diện của Quân đội Mỹ trong gần 100 năm.

Trong lịch sử, mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Philippines đã chứng kiến nhiều biến động. Sau vụ phun trào của Núi Pinatubo năm 1991 đã làm hư hại Căn cứ Không quân Clark, Thượng viện Philippines đã bỏ phiếu chấm dứt sự hiện diện của Quân đội Mỹ tại Clark và Vịnh Subic, khép lại sự hiện diện của Quân đội Mỹ trong gần 100 năm.

Mối quan hệ nguội lạnh cho đến khi Hiệp định Lực lượng thăm viếng năm 1998 được khôi phục lại, tiếp theo đó là Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường vào năm 2014, Hiệp định này cho phép Quân đội Mỹ luân phiên tiếp cận các căn cứ ở Philippines.

Mối quan hệ nguội lạnh cho đến khi Hiệp định Lực lượng thăm viếng năm 1998 được khôi phục lại, tiếp theo đó là Hiệp định Hợp tác Quốc phòng Tăng cường vào năm 2014, Hiệp định này cho phép Quân đội Mỹ luân phiên tiếp cận các căn cứ ở Philippines.

Việc Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines có thể sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, khi Trung Quốc luôn cảnh giác với sự hiện diện quân sự của Mỹ và các đồng minh gần các khu vực tranh chấp.

Việc Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines có thể sẽ tiếp tục làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, khi Trung Quốc luôn cảnh giác với sự hiện diện quân sự của Mỹ và các đồng minh gần các khu vực tranh chấp.

Lê Quang

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/my-bat-den-xanh-philippines-sap-duoc-trang-bi-tiem-kich-f-16-2094265.html