Mỹ bất ngờ trước hỏa lực của máy bay Tu-95MS thời Chiến tranh Lạnh
Máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược sử dụng động cơ tua-bin cánh quạt Tu-95MS đã già cỗi của Nga được trang bị vũ khí phòng thủ từ thời Chiến tranh Lạnh.
Báo The Drive của Mỹ miêu tả phần phía sau của máy bay ném bom mang tên lửa Tu-95MS của Nga, nơi có thể nhìn thấy một cặp pháo 23 mm:
“Tu-95MS do đội bay gồm 7 người điều khiển. Sáu người được bố trí trong khoang kín riêng ở thân máy bay phía trước. Tuy nhiên, người thứ 7 có một khoang phía sau riêng biệt, nơi anh ta điều khiển pháo 23 mm, giúp bảo vệ máy bay từ phía sau”.
Cần lưu ý rằng máy bay Tu-95MS được trang bị loại pháo một nòng AM-23 cũ, từng được lắp đặt trên mẫu máy bay Bear-H trước đó. Sau này, máy bay được trang bị hai khẩu pháo 23 mm GSh-23 hai nòng. Pháo GSh-23 cũng được lắp đặt trên máy bay ném bom Tu-22M3 và máy bay vận tải hạng nặng Il-76.
Tờ Drive nhắc lại rằng máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress của Mỹ, loại còn cũ hơn cả Tu-95MS, đã bỏ trang bị pháo phía sau thời Chiến tranh Lạnh.
Bài báo viết: “Cuối cùng, giá trị của các loại vũ khí lắp đằng đuôi bắn đạn thông thường rất đáng nghi ngờ đối với bất kỳ nhiệm vụ chiến đấu nào mà Tu-95MS có thể thực hiện”.
Tuy nhiên, thực tế là các đội bay vẫn đang được huấn luyện để sử dụng tất cả các tính năng của Bear-H. Điều đó cho thấy mức độ sẵn sàng ngày càng cao mà Nga hiện đang đòi hỏi ở các loại máy bay ném bom chiến lược của mình.
Họ cũng thừa nhận rằng các khẩu pháo lắp ở đuôi máy bay có thể bắn đạn mồi bẫy nhiệt và radar.