Mỹ cam kết 'đẩy lùi sự cưỡng bức và gây hấn' của Trung Quốc

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã đến thăm Tokyo, Nhật Bản. Tại đây, ông Blinken cam kết 'đầy lùi sự cưỡng bức và gây hấn' của Trung Quốc ở Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Dòng tweet trên mạng Twitter của tân Ngoại trưởng Mỹ. Ảnh: Twitter.

Bài liên quan

Quan điểm tiêu cực về Trung Quốc gia tăng ở Mỹ, người Nga hài lòng với láng giềng của họ

Khi Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc định hình lại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương

Tại đây, hai ông đã gặp gỡ một số quan chức Nhật Bản, bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi và Bộ trưởng Quốc phòng Nobuo Kishi, để đối thoại song phương về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã đưa ra cảnh báo đối với Trung Quốc hôm thứ Ba (16/3), thúc giục Bắc Kinh tránh xa 'sự ép buộc và gây hấn' thường thấy của họ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ông Blinken nói trong cuộc họp báo ngày 16 tháng 3 rằng: "Trung Quốc gây hấn để làm xói mòn quyền tự trị ở Hồng Kông một cách có hệ thống, cắt giảm nền dân chủ ở Đài Loan, vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng, vừa khẳng định các tuyên bố chủ quyền hàng hải ở Biển Đông là vi phạm luật pháp quốc tế".

"Chúng tôi thống nhất trong tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, nơi các quốc gia tuân theo các quy tắc, hợp tác bất cứ khi nào họ có thể và giải quyết những khác biệt một cách hòa bình. Và đặc biệt, chúng tôi sẽ đẩy lùi (nếu cần thiết) khi Trung Quốc sử dụng biện pháp ép buộc hoặc gây hấn", ông Blinken cho biết thêm.

Bình luận của Ngoại trưởng Blinken được đưa ra chỉ vài ngày trước khi ông và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan dự kiến gặp những người đồng cấp Trung Quốc tại Alaska. Mục đích của cuộc gặp sắp tới là để cả hai bên có thể "hiểu nhau hơn", theo một quan chức chính quyền cấp cao.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba (16/3), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng Bắc Kinh lạc quan về mối quan hệ hợp tác được tăng cường giữa Tokyo và Washington, miễn là mối quan hệ được củng cố của họ không gây tổn hại cho các nước khác trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

"Chúng tôi tin rằng trao đổi và hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ giúp các nước trong khu vực tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường đoàn kết và hợp tác, duy trì hòa bình và ổn định ở Châu Á Thái Bình Dương. Các tương tác của họ sẽ không nhắm mục tiêu đến bên thứ ba hoặc làm tổn hại đến lợi ích của bên thứ ba", ông nói.

Trong khi tổ chức cuộc điện đàm đầu tiên vào tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nói chuyện về một loạt chủ đề, bao gồm "những thách thức chung của an ninh y tế toàn cầu, biến đổi khí hậu và ngăn chặn phổ biến vũ khí", theo thông cáo của Nhà Trắng.

Tổng thống Biden đã đặc biệt coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hoa Kỳ, nhưng cũng bày tỏ mong muốn "làm việc với Bắc Kinh khi Hoa Kỳ có lợi".

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/my-cam-ket-day-lui-su-cuong-buc-va-gay-han-cua-trung-quoc-post123631.html