Mỹ cho đấu giá Công ty Dầu khí Citgo của Venezuela
Bốn năm qua, Mỹ đã dùng các biện pháp ngăn chặn các chủ nợ thu giữ Công ty Dầu khí Citgo Petroleum – tài sản của nhà nước Veneuala với số tiền bồi thường hàng tỷ đô la. Vào thứ Hai, thẩm phán Mỹ sẽ đấu giá cố phần dự kiến sẽ đưa công ty có trụ sở tại Houston cho các công ty đối thủ hoặc nhà đầu tư.
Đấu giá cổ phần có thể phát sinh vấn đề cho công ty đã hoạt động 113 năm, thuộc quyền sở hữu của Venezuela trong gần 40 năm. Liệu quyết định của chính quyền Biden vào tuần trước nhằm nới lỏng lệnh trừng phạt đối với dầu mỏ Venezuela có thể khiến nước này trả nợ cho các chủ nợ và chấm dứt các thủ tục tố tụng hay không.
Tuần trước, quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Washington đã phát biểu trong cuộc họp rằng việc nới lỏng lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến đấu giá cổ phần Mỹ. Tháng 1, Mỹ đã gia hạn các biện pháp ngăn chặn các chủ nợ thu giữ Công ty Dầu khí Citgo Petroleum
Reuters đã theo dõi vụ kiện hơn một năm và nói chuyện với nhân viên, nhà đầu tư, thành viên hội đồng quản trị, luật sư, quan chức Mỹ, công ty đối thủ và chủ nợ có liên quan đến công ty. Họ nói đây là một sai lầm và thẩm phán liên bang quyết tâm bắt Venezuela phải trả nợ.
Theo những người có liên quan, công ty Dầu khí Citgo có thể bị thu mua bởi một hoặc nhiều nhà máy lọc dầu lớn ở Mỹ vào năm tới, khiến Venezuela trắng tay.
Chính phủ Venezuela và phe đối lập muốn công ty Dầu khí Citgo là trụ cột kinh tế trong tương lai dưới chính phủ Venezuela được bầu cử dân chủ.
Theo ước tính chính thức, đấu giá cổ phần kinh doanh dầu khí của Citgo có thể huy động được khoảng 13 tỷ đô la để trả cho các chủ nợ của Venezuela. Rất ít công ty có thể đấu thầu toàn bộ hoạt động kinh doanh: ba nhà máy dầu khí, sáu đường ống dẫn dầu và 4.200 nhà bán lẻ xăng dầu.
Đây là cuộc đấu giá cổ phần lớn nhất từng được tòa án tổ chức. Các nhà thầu có thể là Marathon Petroleum, Motiva Enterprises có trụ sở tại Saudi Arabia, Valero Energy và Koch Industries. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng cũng có thể tham gia đấu thầu.
Motiva, Valero và công ty mẹ của Citgo, công ty dầu khí quốc gia Venezuela PDVSA, đã không trả lời yêu cầu bình luận. Marathon, công ty Citgo và Bộ Tài chính Mỹ từ chối bình luận.
Theo Matthew Blair, giám đốc điều hành nghiên cứu lọc dầu tại công ty tài chính Tudor, Pickering, Holt & Co, những lo ngại về giá cả và chống độc quyền sẽ hạn chế số lượng nhà thầu cho toàn bộ công ty. Ông nói: “Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều công ty tham gia đấu thầu. Tài sản đi kèm với xăng bán buôn và bán lẻ có thể gây khó khăn cho những nhà thu mua nước ngoài".
Các chuyên gia cho rằng rất khó để Venezuela giữ lại Công ty Dầu khí Citgo. Năm 2014, công ty được định giá gần 12 tỷ đô la và lợi nhuận đang tăng lên có thể đấu thầu với giá cao hơn. Nhưng nợ nước ngoài củaVenezuela đã vượt quá 90 tỷ đô la.
"Venezuela sẽ mất quyền kiểm soát công ty Dầu khí Citgo. Vấn đề là đấu cổ phần sẽ kéo dài bao lâu. Chúng tôi thậm chí sẽ không thể kiểm soát được một phần công ty", cựu tổng chưởng lý Venezuela, Jose Ignacio Hernandez, nói.
THẨM PHÁN QUYẾT ĐỊNH
Năm 2019, Thẩm phán Leonard Stark của Tòa án quận Delaware đã ra phán quyết cho phép CrystalleInternational mua cổ phiếu của công ty Dầu khí Citgo để thu hồi các khoản lỗ liên quan đến việc chiếm đoạt tài sản của công ty mẹ ở Venezuela.
Phán quyết thay đổi giải pháp thay thế năm 2018 khiến các khoản nợ của PDVSA sẽ do chính phủ Venezuela chi trả, phán quyết khiến các luật sư của Venezuela tiếp tục tranh luận tại Tòa án Tối cao Mỹ.
Horacio Medina, người đứng đầu một trong các hội đồng của Citgo cho biết: “Cuộc đấu giá này không phải là một quy trình công bằng. Chỉ người đến đầu tiên mới được trả tiền thông qua việc tiêu hủy tài sản”. Ông nói với Reuters: “Trò chơi vẫn chưa kết thúc”, đồng thời cho biết thêm rằng các cuộc thảo luận với các chủ nợ nhằm giảm quy mô cuộc đấu giá đang được tiến hành.
HY VỌNG KINH DOANH CÓ LỢI NHUẬN
Carlos Jorda, Giám đốc điều hành của Citgo, người được Quốc hội Venezuela bổ nhiệm vào năm 2019, đã khắc phục những vấn đề mà công ty mẹ có trụ sở tại Caracas bỏ qua, như giảm nợ và cải thiện tài chính.
Ba nhà máy lọc dầu của họ đã hoạt động với công suất trung bình 98% trong bốn quý năm 2022. Trong cùng thời gian, lợi nhuận ròng tích lũy của công ty lên tới 4,92 tỷ đô la, tăng từ mức 246 triệu đô la trong năm đầu tiên.
Nếu Citgo và hội đồng quản trị của công ty không đạt được thỏa thuận thanh toán trước khi công bố các nhà thầu trúng thầu vào năm tới, Venezuela sẽ trắng tay.
Mạng lưới lọc dầu 807.000 thùng mỗi ngày của Citgo, tập trung vào xử lý dầu thô nặng của Venezuela, ngày nay vẫn cần thiết như khi PDVSA mua lại công ty.
Giám đốc Medina cho biết: “Citgo mang tính chiến lược đối với Venezuela trong 20 đến 25 năm tới, không chỉ với tư cách là một công ty lọc dầu mà còn có vai trò mở rộng”. Một ngày nào đó công ty có thể cạnh tranh với PDVSA bằng cách hoạt động như một công ty dầu mỏ tích hợp theo chiều dọc với cơ sở sản xuất ở Venezuela.
Ngày nay, hy vọng này dường như rất mong manh.
Cựu Bộ trưởng Tư pháp Hernandez cho biết: “Việc mất Citgo sẽ gây tổn hại nghiêm trọng về mặt đạo đức cho người dân Venezuela và sẽ không mang lại lợi ích gì cho bất kỳ ai ngoại trừ một số chủ nợ may mắn có thể tham gia cuộc đấu giá”.