Mỹ đàm phán để Ba Lan chuyển chiến đấu cơ cho Ukraine

Nhà Trắng xác nhận Mỹ đang thảo luận với Ba Lan về khả năng Warsaw sẽ cung cấp tiêm kích cho Ukraine, khi Kiev kêu gọi phương Tây tăng hỗ trợ an ninh.

Người phát ngôn Nhà Trắng hôm 5/3 cho biết, theo các cuộc thảo luận với Ba Lan, Mỹ đang xác định "những khả năng mà chúng tôi có thể cung cấp để bù đắp cho Ba Lan nếu nước này quyết định chuyển máy bay cho Ukraine".

Người phát ngôn Nhà Trắng hôm 5/3 cho biết, theo các cuộc thảo luận với Ba Lan, Mỹ đang xác định "những khả năng mà chúng tôi có thể cung cấp để bù đắp cho Ba Lan nếu nước này quyết định chuyển máy bay cho Ukraine".

Theo người phát ngôn Nhà Trắng, việc gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine là "quyết định mang tính chủ quyền đối với bất kỳ quốc gia nào" và lưu ý có rất nhiều công việc hậu cần phải thực hiện, bao gồm cả cách máy bay được chuyển từ Ba Lan đến Ukraine.

Theo người phát ngôn Nhà Trắng, việc gửi máy bay chiến đấu đến Ukraine là "quyết định mang tính chủ quyền đối với bất kỳ quốc gia nào" và lưu ý có rất nhiều công việc hậu cần phải thực hiện, bao gồm cả cách máy bay được chuyển từ Ba Lan đến Ukraine.

Hai nghị sĩ tham gia cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 5/3 cho biết lãnh đạo Ukraine nói rằng Ba Lan đã báo hiệu chuẩn bị gửi tiêm kích MiG nhưng "đang chờ Mỹ đồng ý".

Hai nghị sĩ tham gia cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky với các thượng nghị sĩ Mỹ hôm 5/3 cho biết lãnh đạo Ukraine nói rằng Ba Lan đã báo hiệu chuẩn bị gửi tiêm kích MiG nhưng "đang chờ Mỹ đồng ý".

Cũng trong cuộc họp trực tuyến kéo dài hơn một giờ, Tổng thống Ukraine kêu gọi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với Nga, đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ của Mỹ.

Cũng trong cuộc họp trực tuyến kéo dài hơn một giờ, Tổng thống Ukraine kêu gọi Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với Nga, đồng thời cảm ơn sự hỗ trợ của Mỹ.

Nhà Trắng sau đó xác nhận Tổng thống Joe Biden đã điện đàm với Tổng thống Zelensky trong khoảng 30 phút, trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt.

Nhà Trắng sau đó xác nhận Tổng thống Joe Biden đã điện đàm với Tổng thống Zelensky trong khoảng 30 phút, trong bối cảnh Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt.

Thông tin Mỹ và Ba Lan đang đàm phán về việc Warsaw cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine một lần nữa khiến giới quan sát bất ngờ.

Thông tin Mỹ và Ba Lan đang đàm phán về việc Warsaw cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine một lần nữa khiến giới quan sát bất ngờ.

Trước đó Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã chính thức lên tiếng phủ nhận những tin đồn và thông tin báo chí cũng như tuyên bố của nhiều nhà lập pháp Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) rằng các nước đồng minh NATO sẽ gửi máy bay chiến đấu đến cho Ukraine.

Trước đó Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã chính thức lên tiếng phủ nhận những tin đồn và thông tin báo chí cũng như tuyên bố của nhiều nhà lập pháp Ukraine và Liên minh châu Âu (EU) rằng các nước đồng minh NATO sẽ gửi máy bay chiến đấu đến cho Ukraine.

“Các quốc gia đồng minh NATO cung cấp nhiều dạng hỗ trợ quân sự khác nhau cho Ukraine như: vật liệu, vũ khí chống tăng, hệ thống phòng không, các loại thiết bị quân sự, viện trợ nhân đạo và cả hỗ trợ tài chính”, ông Stoltenberg cho biết

“Các quốc gia đồng minh NATO cung cấp nhiều dạng hỗ trợ quân sự khác nhau cho Ukraine như: vật liệu, vũ khí chống tăng, hệ thống phòng không, các loại thiết bị quân sự, viện trợ nhân đạo và cả hỗ trợ tài chính”, ông Stoltenberg cho biết

“Tuy nhiên, NATO không phải là một phần của cuộc xung đột, nên liên minh sẽ không gửi quân đến Ukraine hoặc đưa máy bay vào không phận Ukraine”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.

“Tuy nhiên, NATO không phải là một phần của cuộc xung đột, nên liên minh sẽ không gửi quân đến Ukraine hoặc đưa máy bay vào không phận Ukraine”, ông Stoltenberg nhấn mạnh.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng nói thêm: “Chúng tôi không gửi máy bay của mình đến đó vì việc làm này sẽ được hiểu là sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Ukraine”.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cũng nói thêm: “Chúng tôi không gửi máy bay của mình đến đó vì việc làm này sẽ được hiểu là sự can thiệp quân sự vào cuộc xung đột ở Ukraine”.

“NATO không phải là một bên của cuộc xung đột. Chúng tôi cung cấp cho Ukraine sự giúp đỡ đa phương, viện trợ nhân đạo là chủ yếu, nhưng ngay lúc này các máy bay phản lực của chúng tôi sẽ không bay đến Ukraine”, ông Andrzej Duda cho biết.

“NATO không phải là một bên của cuộc xung đột. Chúng tôi cung cấp cho Ukraine sự giúp đỡ đa phương, viện trợ nhân đạo là chủ yếu, nhưng ngay lúc này các máy bay phản lực của chúng tôi sẽ không bay đến Ukraine”, ông Andrzej Duda cho biết.

Bulgaria và Slovakia cho biết, họ không tài trợ bất kỳ máy bay phản lực nào cho Không quân Ukraine.

Bulgaria và Slovakia cho biết, họ không tài trợ bất kỳ máy bay phản lực nào cho Không quân Ukraine.

Không quân Ba Lan nhận lô 12 chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đầu tiên từ Liên Xô giai đoạn 1989-1990

Không quân Ba Lan nhận lô 12 chiếc tiêm kích hạng nhẹ MiG-29 đầu tiên từ Liên Xô giai đoạn 1989-1990

Đến năm 1995-1996, họ mua tiếp 10 chiếc cũ từ Cộng hòa Czech và tới năm 2004 là mua 22 MiG-29 từ kho lưu trữ Cộng hòa Liên bang Đức. Tính đến 2008, Ba Lan là quốc gia lớn nhất ở NATO sử dụng MiG-29.

Đến năm 1995-1996, họ mua tiếp 10 chiếc cũ từ Cộng hòa Czech và tới năm 2004 là mua 22 MiG-29 từ kho lưu trữ Cộng hòa Liên bang Đức. Tính đến 2008, Ba Lan là quốc gia lớn nhất ở NATO sử dụng MiG-29.

Ba Lan chủ yếu sử dụng hai phiên bản MiG-29 gồm: tiêm kích đánh chặn MiG-29 9.12A và máy bay huấn luyện MiG-29UB 9.51A. Chúng đều thuộc thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29 lừng danh do Liên Xô sản xuất.

Ba Lan chủ yếu sử dụng hai phiên bản MiG-29 gồm: tiêm kích đánh chặn MiG-29 9.12A và máy bay huấn luyện MiG-29UB 9.51A. Chúng đều thuộc thế hệ đầu tiên của dòng MiG-29 lừng danh do Liên Xô sản xuất.

Ba Lan dự định sử dụng MiG-29 tới 2025 mới cho nghỉ hưu. Ba Lan đang là quốc gia vận hành nhiều MiG-29 với 28 chiếc, gồm 23 chiến đấu cơ một chỗ ngồi và biến thể huấn luyện MiG-29UB hai chỗ ngồi.

Ba Lan dự định sử dụng MiG-29 tới 2025 mới cho nghỉ hưu. Ba Lan đang là quốc gia vận hành nhiều MiG-29 với 28 chiếc, gồm 23 chiến đấu cơ một chỗ ngồi và biến thể huấn luyện MiG-29UB hai chỗ ngồi.

Trước đó, dù là một mẫu tiêm kích Liên Xô và không phù hợp với chuẩn NATO nhưng Ba Lan lại thường xuyên dùng MiG-29 tham dự các hoạt động tập trận chung với chiến đấu cơ tối tân của NATO.

Trước đó, dù là một mẫu tiêm kích Liên Xô và không phù hợp với chuẩn NATO nhưng Ba Lan lại thường xuyên dùng MiG-29 tham dự các hoạt động tập trận chung với chiến đấu cơ tối tân của NATO.

MiG-29 Ba Lan thuộc thế hệ đầu tiên, lại là phiên bản xuất khẩu nên chúng bị cắt giảm tính năng chiến đấu khi so sánh với MiG-29 của Nga hiện tại.

MiG-29 Ba Lan thuộc thế hệ đầu tiên, lại là phiên bản xuất khẩu nên chúng bị cắt giảm tính năng chiến đấu khi so sánh với MiG-29 của Nga hiện tại.

Tiêm kích đánh chặn MiG-29 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33 cho tốc độ tối đa Mach 2,25, bán kính chiến đấu 700km, trần bay hơn 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s.

Tiêm kích đánh chặn MiG-29 được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy RD-33 cho tốc độ tối đa Mach 2,25, bán kính chiến đấu 700km, trần bay hơn 18.000m, vận tốc leo cao 330m/s.

Hỏa lực thế hệ đầu MiG-29 chỉ mang tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60, R-27 và R-73 cùng bom hàng không không điều khiển.

Hỏa lực thế hệ đầu MiG-29 chỉ mang tối đa 3,5 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60, R-27 và R-73 cùng bom hàng không không điều khiển.

Nếu nhận được thêm chiến đấu cơ MiG-29, năng lực tác chiến của không quân Ukraine sẽ gia tăng đáng kể, trong bối cảnh Nga vẫn chưa thực sự kiểm soát được bầu trời Ukraine.

Nếu nhận được thêm chiến đấu cơ MiG-29, năng lực tác chiến của không quân Ukraine sẽ gia tăng đáng kể, trong bối cảnh Nga vẫn chưa thực sự kiểm soát được bầu trời Ukraine.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/my-dam-phan-de-ba-lan-chuyen-chien-dau-co-cho-ukraine-post497582.antd