Mỹ đang triển khai một kho vũ khí kinh tế mới để thực thi quyền lực của mình trên toàn cầu

Chính sách thuế gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, không chỉ áp dụng đối với đối với Trung Quốc mà hàng loạt quốc gia khác, người ta gọi đó là vũ khí kinh tế tổng lực.

Tờ The Economist có bài phân tích về chính sách thuế gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump, không chỉ áp dụng đối với đối với Trung Quốc mà hàng loạt quốc gia khác, người ta gọi đó là vũ khí kinh tế tổng lực.

30 tháng năm Ông Trump đe dọa tăng thuế đối với Mehico nhân vụ làn sóng di cư ở biên giới Mehico, ngay sau đó Mehico đang phải đến Washington để tìm kiếm đối thoại. Một ngày sau các chế độ ưu đãi thương mại dành cho Ấn Độ bị hủy bỏ. Trung Quốc phải đối mặt với cuộc chiến thuế nhãn tiền trong khi ông lớn Huawei của họ đang rất căng thẳng với những nhà cung cấp thiết bị Mỹ. Cùng lúc gia tăng cấm vận đối với I-ran, buộc khối EU cùng theo.

Mục đích của thuế áp đối với Mehico nhằm hạn chế làn sóng người di cư ở Rio Grande – việc này hoàn toàn không liên quan đến thương mại. Mỹ đã xóa bỏ Hiệp định thương mại tự do Nhà trắng vừa ký trước đó sáu tháng đã được Quốc hội phê chuẩn. Ngoài ra những hàng hóa nhỏ lẻ khác cũng trong tình trạng tương tự như máy giặt, đồ gỗ nhập khẩu từ Canada.

Phạm vi cũng mở rộng. Bên cạnh tăng cường cấm vận các quốc gia thù địch như I-ran, Venezuela mà danh sách gồm 1.500 cá nhân, công ty, tàu bè – một con số khủng – thì toàn bộ phần còn lại của thế giới đang đương đầu với một chính sách mới đối với tài chính, kỹ thuật, công nghệ. Chính sách này cấm chuyển giao phần mềm của các công ty nước ngoài vào thung lũng Silicon, luật có tên gọi FIRRMA được thông qua năm ngoái 2018. Nếu công ty có tên trong danh sách đen, ngân hàng sẽ từ chối giao dịch, loại khỏi hệ thống thanh toán USD. Năm ngoái hai công ty nước ngoài đã bị dính.

Những công cụ này thường được sử dụng trong thời chiến, ví dụ như công nghệ theo dõi hệ thống thanh toán dùng để tìm kiếm Al-Qaeda. Bây giờ “tình trạng khẩn cấp quốc gia” được công bố trên hệ thống công nghệ của Mỹ. Nhân viên sẽ phải xác định mối đe dọa từ đâu. Nếu bạn đang điều hành một công ty toàn cầu, bạn sẽ phải khẳng định được khách Trung Quốc của bạn không có trong danh sách đen.

Đằng sau cú đấm của Mỹ là 11 tàu sân bay, 6.500 đầu đạn hạt nhân, vai trò thuyền trưởng của con tàu IMF, quả thật đang đứng ở trung tâm của quốc tế hóa thế giới. Mỹ kiểm soát 50% xuất khẩu dải băng tần rộng của thế giới, nguồn vốn đầu tư, hệ thống điều hành điện thoại, trường đại học hàng đầu, tài sản các quỹ quản lý. Khoảng 88% hối đoái sử dụng dịch vụ các ngân hàng Mỹ. Thẻ Visa sử dụng toàn địa cầu, đồng đô-la được sử dụng để thanh toán trên toàn thế giới,...

Cả thế giới chấp nhận điều đó bởi sự tiện lợi, họ không đặt ra luật chơi nhưng họ tiếp cận thị trường US và chơi đẹp với các hãng US. Quốc tế hóa và công nghệ đã khiến hệ thống này quyền lực hơn dù tỷ trọng GDP của Mỹ so với thế giới giảm từ 38% năm 1969 còn 24% hiện tại. Còn nền kinh tế Trung Quốc tuy chưa hoàn thiện nhưng đang tiến đến rất sát Mỹ.

Cả kẻ thù lẫn đồng minh đều biết rằng cần phải chuẩn bị để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình. Họ thấy rằng Mỹ đang triển khai chiến thuật mới và vũ khí mới được triển khai nhằm đe dọa nền kinh tế thế giới, chặn làn sóng tự do hàng hóa, tiền tệ, công nghệ,...qua biên giới. Điều đó có thể thúc đẩy vai trò của cường quốc trong thế kỷ 21 nhưng nó cũng gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có.

Lẽ ra Mỹ có thể xây dựng một liên kết quốc tế để ép Trung Quốc cải cách kinh tế. Các đồng minh của Mỹ tìm kiếm giao dịch thương với Mỹ, trong đó có cả nước Anh sau Brexit, lo ngại Mỹ có thể hủy bỏ giao dịch bằng một dòng trên Tweeter. Trung Quốc cũng đưa ra danh sách đen các công ty nước ngoài. Hãy tưởng tượng sẽ ra sao nếu Mỹ cấm 1 ngàn tỷ đô-la cổ phiếu Trung quốc trên thì trường chứng khoán New York. Chỉ một mồi lửa nhỏ cũng có thể bùng lên trận hỏa hoạn lớn.

Bên cạnh Trung Quốc Nga nổi lên là một thế lực mà Mỹ áp đặt rất nhiều điều khoản cấm vận bắt nguồn từ các cáo buộc Nga can thiệp bầu cử, chiếm Cryme, can thiệp quân sự ở Syria, can thiệp kiểm soát vũ khí ở châu Âu,…

Mỹ đã áp đặt một số lệnh trừng phạt mới với Nga. Theo nghiên cứu của Quế Anh – phóng viên Báo Nhân Dân - thực tế trong 5 năm qua, có nhiều lệnh trừng phạt Mỹ đưa ra, thực hiện nửa chừng rồi lại tự dỡ bỏ. Trong đó, lệnh được Bộ Tài chính Mỹ công bố hồi tháng 4-2018 gồm những biện pháp hà khắc nhất đối với một loạt cá nhân và tổ chức của Nga, trong đó có công ty nhôm lớn nhất của Nga và thứ hai thế giới là Rusal, nhưng đến tháng 1-2019, chính Bộ Tài chính Mỹ lại phải dỡ bỏ, khi giá nhôm toàn cầu bị đẩy lên cao vọt, lập tức ảnh hưởng đến chính các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu. Trước những áp lực không có dấu hiệu giảm nhẹ từ Mỹ, Nga còn mạnh tay “cắt giảm” 100 tỷ USD dự trữ ngoại hối, giảm phụ thuộc đồng USD bằng cách chuyển sang thanh toán bằng các ngoại tệ khác, như Euro, Yên (Nhật Bản) và Nhân Dân tệ (Trung Quốc).

Thiệt hại đối với kinh tế Mỹ có vẻ không đáng kể. Thuế chỉ phủi nhẹ lên vùng bắc Mehico, kể cả nếu Tổng thống Trump định áp dụng toàn bộ sắc thuế đó lên Mehico thì thuế nhập khẩu cũng chỉ chiếm 1% GDP Mỹ. Nội các của Tổng thống cho rằng cuộc thử nghiệm vũ khí hủy diệt hàng loạt bằng các sắc thuế của Tổng thống Trump chỉ mới bắt đầu.

Về dài hạn hệ thống do Mỹ đang dẫn đầu này đang bị đe dọa. Chỉ 3 trong số 35 nước EU và đồng minh quân sự châu Á của Mỹ đồng ý cấm Huawei. Trung Quốc cũng thiết lập vùng trời riêng để giải quyết tranh chấp với các công ty nước ngoài. Châu Âu đang thử nghiệm hệ thống thanh toán mới để tránh cấm vận I-ran. Cả Trung Quốc và Ấn Độ cũng hướng tới độc lập trong việc thay thế các con chíp của Thung lũng Silicon.

Tổng thống Trump đã đúng khi cho rằng hệ thống của Mỹ đem lại quyền lực vô biên. Nhưng nó sẽ tồn tại trong bao lâu và điều gì sẽ đến. Rất nhiều điều bất ngờ đang chờ đón thế giới này.

TÚ MAI

Tổng hợp

Nguồn PetroTimes: https://nangluongquocte.petrotimes.vn/my-dang-trien-khai-mot-kho-vu-khi-kinh-te-moi-de-thuc-thi-quyen-luc-cua-minh-tren-toan-cau-541149.html