Mỹ đem máy bay tác chiến điện tử khổng lồ tới Ba Lan để nắn gân Nga?

Mỹ điều máy bay tác chiến điện tử khổng lồ EC-130H đến căn cứ Krzesiny ở Ba Lan. Động thái này nhằm thể hiện cam kết với các đồng minh trong khu vực đồng thời cũng gửi tín hiệu tới Nga.

 Không quân Mỹ ngày 8-6 thông báo đã điều một máy bay do thám - tác chiến điện tử EC-130H Compass Call từ căn cứ Davis-Monthan, bang Arizona đến căn cứ không quân Krzesiny của Ba Lan, gần vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

Không quân Mỹ ngày 8-6 thông báo đã điều một máy bay do thám - tác chiến điện tử EC-130H Compass Call từ căn cứ Davis-Monthan, bang Arizona đến căn cứ không quân Krzesiny của Ba Lan, gần vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga.

 "Việc triển khai EC-130H tới châu Âu được thực hiện phối hợp với NATO, thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong việc tăng cường đảm bảo an ninh khu vực", không quân Mỹ tuyên bố.

"Việc triển khai EC-130H tới châu Âu được thực hiện phối hợp với NATO, thể hiện cam kết của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác trong việc tăng cường đảm bảo an ninh khu vực", không quân Mỹ tuyên bố.

 Theo kế hoạch, chiếc EC-130H sẽ tham gia diễn tập chung với các máy bay khác của Mỹ và Ba Lan, tập trung vào các sứ mệnh duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và hiệp đồng tác chiến.

Theo kế hoạch, chiếc EC-130H sẽ tham gia diễn tập chung với các máy bay khác của Mỹ và Ba Lan, tập trung vào các sứ mệnh duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu và hiệp đồng tác chiến.

 Được biết EC-130H có thể tấn công thông tin và tấn công điện tử nhằm hỗ trợ Mỹ và lực lượng hàng không chiến thuật của đồng minh, lực lượng mặt đất hay các đơn vị hoạt động đặc biệt.

Được biết EC-130H có thể tấn công thông tin và tấn công điện tử nhằm hỗ trợ Mỹ và lực lượng hàng không chiến thuật của đồng minh, lực lượng mặt đất hay các đơn vị hoạt động đặc biệt.

 Chương trình nâng cấp đã mở rộng nhiệm vụ của EC-130 bằng cách tăng thêm khả năng tác chiến điện tử thứ cấp để chống lại radar cảnh báo sớm, nó có thể phối hợp cùng EA-6B hoặc EA-18G và F-16CJ để triển khai đội hình chế áp phòng không đối phương (SEAD).

Chương trình nâng cấp đã mở rộng nhiệm vụ của EC-130 bằng cách tăng thêm khả năng tác chiến điện tử thứ cấp để chống lại radar cảnh báo sớm, nó có thể phối hợp cùng EA-6B hoặc EA-18G và F-16CJ để triển khai đội hình chế áp phòng không đối phương (SEAD).

 Phi hành đoàn của chiếc máy bay tác chiến điện tử này gồm 13 người, trong đó 4 thành viên chịu trách nhiệm về chuyến bay và dẫn đường (phi công chính, phi công phụ, hoa tiêu và kỹ sư hàng không).

Phi hành đoàn của chiếc máy bay tác chiến điện tử này gồm 13 người, trong đó 4 thành viên chịu trách nhiệm về chuyến bay và dẫn đường (phi công chính, phi công phụ, hoa tiêu và kỹ sư hàng không).

 9 thành viên còn lại sẽ điều khiển và sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử tích hợp trong khoang hàng hóa.

9 thành viên còn lại sẽ điều khiển và sử dụng các thiết bị tác chiến điện tử tích hợp trong khoang hàng hóa.

 Đội hình trên bao gồm sĩ quan tác chiến điện tử, sĩ quan hệ thống vũ khí, sĩ quan giám sát nhiệm vụ, 4 sĩ quan phân tích tình báo (chuyên gia ngôn ngữ học), 1 sĩ quan điều hành tiếp nhận thông tin và 1 kỹ thuật viên bảo trì.

Đội hình trên bao gồm sĩ quan tác chiến điện tử, sĩ quan hệ thống vũ khí, sĩ quan giám sát nhiệm vụ, 4 sĩ quan phân tích tình báo (chuyên gia ngôn ngữ học), 1 sĩ quan điều hành tiếp nhận thông tin và 1 kỹ thuật viên bảo trì.

 Trong vòng đời hoạt động hơn 30 năm của mình, EC-130H Compass Call đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột quân sự bao gồm Kosovo, Haiti, Panama, Libya, Iraq, Serbia và Afghanistan.

Trong vòng đời hoạt động hơn 30 năm của mình, EC-130H Compass Call đã tham gia vào nhiều cuộc xung đột quân sự bao gồm Kosovo, Haiti, Panama, Libya, Iraq, Serbia và Afghanistan.

 Hiện tại các chương trình nâng cấp vẫn được Mỹ thực hiện đều đặt để tăng sức mạnh cho chiếc máy bay tác chiến điện tử lớn nhất của không quân nước này.

Hiện tại các chương trình nâng cấp vẫn được Mỹ thực hiện đều đặt để tăng sức mạnh cho chiếc máy bay tác chiến điện tử lớn nhất của không quân nước này.

 Vì được phát triển trên nền tảng máy bay vận tải hạng trung C-130 nên kích thước của EC-130 khá lớn với chiều dài: 29,8 m; Chiều cao: 11,7 m; Sải cánh: 40,4 m; Trọng lượng cất cánh tối đa: 69.750 kg.

Vì được phát triển trên nền tảng máy bay vận tải hạng trung C-130 nên kích thước của EC-130 khá lớn với chiều dài: 29,8 m; Chiều cao: 11,7 m; Sải cánh: 40,4 m; Trọng lượng cất cánh tối đa: 69.750 kg.

 Máy bay được trang bị 4 động cơ turbine cánh quạt Allison T56-A-15, cung cấp lực đẩy 3.700 kW mỗi chiếc.

Máy bay được trang bị 4 động cơ turbine cánh quạt Allison T56-A-15, cung cấp lực đẩy 3.700 kW mỗi chiếc.

 Với 4 động cơ cực khoảng này, EC-130 có thể duy trì tốc độ 480 km/h; tầm hoạt động: 4.000 km; và trần bay: 9.100 m.

Với 4 động cơ cực khoảng này, EC-130 có thể duy trì tốc độ 480 km/h; tầm hoạt động: 4.000 km; và trần bay: 9.100 m.

 Việc Mỹ điều máy bay tác chiến điện tử khổng lồ EC-130H đến căn cứ Krzesiny ở Ba Lan cho thấy sự cam kết với các đồng minh trong khu vực, đồng thời cũng gửi tín hiệu tới Nga.

Việc Mỹ điều máy bay tác chiến điện tử khổng lồ EC-130H đến căn cứ Krzesiny ở Ba Lan cho thấy sự cam kết với các đồng minh trong khu vực, đồng thời cũng gửi tín hiệu tới Nga.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-my-dem-may-bay-tac-chien-dien-tu-khong-lo-toi-ba-lan-de-nan-gan-nga/813689.antd