Mỹ đi nước cờ ngoại giao mạnh đối trọng Nga, Trung tại Bắc Cực
Kế hoạch mở lãnh sự quán và tài trợ cho các dự án khai thác trong khu vực này thể hiện nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tăng cường sự gắn kết với 'các quốc gia phương Tây tại Bắc cực', một quan chức Mỹ nói.
Kế hoạch của Mỹ về việc mở lại một lãnh sự quán ở Greenland là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm kiểm nghiệm sự hiện diện của Trung Quốc và Nga ở Bắc Cực, một quan chức chính phủ Mỹ cho biết.
Việc mở lại lãnh sự quán trong vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch và 12 triệu USD tài trợ cho các dự án khai thác và năng lượng tái tạo trong khu vực thể hiện nỗ lực của Washington nhằm tăng cường sự liên hệ với các nước phương Tây tại Bắc Cực và tiếp tục con đường ngoại giao truyền thống tốt đẹp", một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với các phóng viên ở Washington hôm thứ Tư.
Nối lại chiến lược Thế chiến 2
Hoa Kỳ từng mở lãnh sự quán ở Nuuk, trên bờ biển phía tây Greenland, vào năm 1940 - một phần của các hoạt động hỗ trợ quân đội Hoa Kỳ trong Thế chiến 2, và đã đóng cửa vào năm 1953.
Vào tháng 1 năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng vạch ra chi tiết kế hoạch phát triển tại Bắc Cực và công bố ý định tham gia vào sự phát triển của khu vực với tư cách là một quốc gia gần Bắc Cực. Văn bản này cho biết Bắc Kinh hy vọng sẽ cùng nhau xây dựng một '"Con đường tơ lụa vùng Cực" và tạo điều kiện cho sự kết nối và phát triển kinh tế và xã hội bền vững ở Bắc Cực.
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ trên cho biết kế hoạch khu vực vùng cực Trung Quốc của Trung Quốc "mang tới đảo lộn vì hành xử của PRC (Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) bên ngoài Bắc Cực vốn thường coi thường các quy tắc quốc tế, ví dụ như ở Biển Đông".
"Chúng tôi tin rằng Hoa Kỳ, trong quan hệ hợp tác với Vương quốc Đan Mạch và các quốc gia phương Tây khác ở Bắc Cực, đang ở vị thế tốt nhất để có thể giữ cho khu vực không bị xung đột. Nhưng thật không may, đó không phải là chương trình nghị sự mà một số người chơi địa chính trị khác, đặc biệt là Trung Quốc, cần phải đi theo", quan chức này cho biết. "Trước đây, họ đã từng cố đi vào Greenland theo những cách không tích cực như mua lại các cơ sở hạ tầng quan trọng để gây rắc rối cho Hoa Kỳ và các đồng minh NATO của chúng tôi", ông nói thêm.
"Lợi ích của chúng tôi không phải là để Trung Quốc có được quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng quan trọng ở một nơi như Greenland hay để nước này nắm quyền kiểm soát các cảng quan trọng ở châu Âu hoặc mạng truyền thông 5G", cũng theo nguồn tin này.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Truyền thông Đan Mạch đưa tin vào tháng 12 năm ngoái rằng Đại sứ Trung Quốc tại Đan Mạch Feng Tie đã đe dọa sẽ hủy thỏa thuận thương mại với chính quyền Quần đảo Faroe tự trị nếu nhà điều hành viễn thông địa phương không chọn Huawei cho mạng internet 5G của họ.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Đan Mạch đã tweet về động thái này, nói rằng Đại sứ "đang thực hiện nhiệm vụ bình thường của mình, và đó là nhiệm vụ của ông để đảm bảo rằng Huawei có được sự đối xử công bằng và không bị phân biệt".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying sau đó đã cân nhắc, nói trong một cuộc họp ngắn thường xuyên tại Bắc Kinh rằng bất kỳ quyết định nào về nhà cung cấp 5G, đều thuộc về Quần đảo Faroe, nơi không chịu khuất phục trước áp lực của Hoa Kỳ và để họ tự ra quyết định độc lập.
Sức mạnh quân sự của Nga
Trong một động thái khác, quan chức trên từ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng thừa nhận rằng Nga có lợi ích hợp pháp ở khu vực Bắc cực do quốc gia này là thành viên của Hội đồng Bắc Cực liên chính phủ, bao gồm Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển.
Tuy nhiên, ông bày tỏ quan ngại chính đáng và hợp pháp về việc Moscow hiện đang phát triển sức mạnh quân sự trong khu vực.
Gần đây, Nga tuyên bố đã hoàn thành việc triển khai hệ thống radar chống tàng hình Resonans-N tại Bắc Cực. Theo Air Recognition, lực lượng phòng thủ Nga đã triển khai 3 hệ thống radar Resonans-N tại Bắc Cực và công tác xây dựng trạm radar Resonans-N mới hoàn thành. Hệ thống này chính thức được đưa vào vận hành đầu tháng 4 năm nay.
Bên cạnh đó, theo Tư lệnh Hạm đội Phương Bắc, Phó Đô đốc Alexander Moiseyev, tất cả những đơn vị phòng thủ của Nga tại Bắc Cực đều được trang bị phiên bản đặc biệt của S-400. Phó Đô đốc Alexander Moiseyev tuyên bố: "Trong năm 2020, các hệ thống S-400 mới được tăng cường đã chính thức làm nhiệm vụ tại trung đoàn tên lửa phòng không đóng ở Novaya Zemlya. Cùng với đó, tất cả các tiểu đoàn đóng quân tại Bắc Cực của Nga sẽ được trang bị S-400 nhằm tạo ra một mái vòm phòng thủ vững chắc tại Bắc Cực có thể bẻ gãy mọi cuộc tấn công từ bên ngoài nhằm vào Nga".
Hiện Mỹ vẫn chưa có nhiều động thái quân sự để tăng cường đối trọng với các đối thủ lớn như Nga, Trung tại đây nhưng nếu tình hình trên tiếp tục gia tăng thì Washington có thể sẽ suy tính thêm các đi mới.