Mỹ đứng trước nguy cơ của một cuộc suy thoái kinh tế
Việc cắt giảm thuế của Tổng thống Donald Trump và cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang tạo tiền đề cho một cuộc suy thoái tự gây ra đối với nền kinh tế Mỹ. Các 'vết nứt' bắt đầu hình thành, và ít nhất một số 'vết nứt' là do Mỹ tự gây ra.
Cọng rơm cuối làm gãy lưng con lạc đà?
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc giờ đây như vòng xoáy vượt ngoài tầm kiểm soát, đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu đang chững lại. Lệnh đánh thuế ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc hôm 23-8 cho thấy cuộc chiến thương mại đang leo thang và khó có khả năng hạ nhiệt.
Trong một loạt tweet viết chiều 23-8, ông Trump nói thuế 25% với 250 tỉ USD hàng Trung Quốc hiện hành sẽ tăng lên 30% kể từ ngày 1-10. Mức thuế dự kiến 10% với 300 tỉ USD hàng Trung Quốc khác sẽ tăng lên 15%. Động thái mới diễn ra chỉ vài giờ sau khi Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố nâng mức thuế từ 5-10% đối với 75 tỉ USD hàng hóa Mỹ để trả đũa đợt tăng thuế trước đó của Washington.
Hiện, vấn đề lớn nhất mà nền kinh tế Mỹ đang đối mặt là sự tăng trưởng chậm do các cuộc tấn công đến từ Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc và các cường quốc kinh tế khác. Và các biện pháp trả đũa liên tục dường như đang đẩy ông Donald Trump sâu hơn vào “vũng lầy”.
Cuộc chiến thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc chỉ càng khuếch đại sự suy giảm tăng trưởng toàn cầu trước đó. Rắc rối đến từ bên ngoài này bắt đầu ảnh hưởng đến các nhà máy của Mỹ . "Đây có thể là cọng rơm cuối làm gãy lưng con lạc đà" - Gus Faucher, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng PNC, nói về cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
Mỹ cũng sẽ giảm mức tăng thuế quá cao mà Tổng thống Donald Trump đề ra vào năm 2018 và cắt giảm chi tiêu của lưỡng đảng trong chính phủ. Luôn luôn có một nguy cơ khiến nền kinh tế vốn "khỏe mạnh" trở nên suy yếu khi một kịch bản bùng nổ được tạo ra.
Lisa Shalett - Giám đốc đầu tư của Morgan Stanley Wealth Management - cho rằng: "Bạn không cần phải giả định về chuyện kích thích cho đến khi bạn đang ở trong quá trình suy thoái. Chúng tôi đã kéo nhu cầu về phía trước khi có suy thoái, có nghĩa là trên thực tế, chúng tôi có thể đã gây ra suy thoái".
Bà Shalett cho biết, Mỹ có thể sẽ bước vào một cuộc suy thoái vào năm 2020 và cảnh báo nền kinh tế toàn cầu này có thể đã ở trong quá trình suy thoái.
Thị trường trái phiếu đang đỏ lòe, đường cong lợi suất đã đảo ngược. Lãi suất trái phiếu 10 năm của kho bạc đã giảm xuống dưới mức lãi suất trái phiếu 2 năm, như vậy sự đảo ngược này đã cho thấy chỉ số suy thoái trong quá khứ.
"Thị trường trái phiếu đã trở thành trò đùa. Thị trường chứng khoán thì chưa thấy vậy", bà Shalett nói và dự đoán tỷ lệ sụt giảm cổ phiếu sẽ là 10%. Mặc dù Tổng thống Trump hôm 22-8 nói rằng nền kinh tế Mỹ "đang rất ổn", nhưng thực tế lại hỗn loạn hơn và triển vọng đi xuống khá đáng kể.
Điểm sáng và là động lực tăng trưởng chính là chi tiêu tiêu dùng. Điều này được thúc đẩy bởi tỷ lệ thất nghiệp thấp, các hộ gia đình tiếp tục mua sắm. Tuy nhiên, các công ty lại đang chi tiêu vào phần mềm. Điều đó bất chấp thực tế là việc xem xét lại thuế má được cho là sẽ châm ngòi cho làn sóng đầu tư kinh doanh vào các hạng mục tạo ra việc làm như nhà máy, phần mềm và thiết bị.
"Thật không may, chúng tôi đã nhìn thấy "cú đánh nhẹ" trong một kỳ hạn ngắn tối thiểu" - Lindsey Piegza, nhà kinh tế trưởng tại Stifel, nói. Lindsey Piegza ước tính ít nhất 50% khả năng là kinh tế Mỹ sẽ suy thoái vào năm 2020.
Cuộc chiến thương mại tấn công các nhà máy
Việc sản xuất đang nổi lên như là một vấn đề nhỏ của nền kinh tế. Hoạt động của các nhà máy đã giảm vào tháng 8, lần đầu tiên kể từ tháng 9-2009, theo báo cáo của IHS Markit (công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thông tin, phân tích và giải pháp quan trọng - PV).
"Cuộc chiến thương mại đang làm trầm trọng thêm vấn đề. Rất nhiều "vết nứt" trong số đó là tự gây ra" - Jeffrey Sherman, đồng quản lý danh mục đầu tư của Quỹ DoubleLine Core Fixed Income, nói. Jeffrey Sherman nhận thấy 75% khả năng kinh tế Mỹ suy thoái trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm 2020.
Vào đầu tháng này, Tổng thống Donald Trump cũng đã làm cho cuộc chiến thương mại leo thang bằng cách công bố kế hoạch áp thuế 10% đối với hàng hóa tiêu dùng trị giá 300 tỉ USD của Trung Quốc bao gồm tivi, điện thoại thông minh và giày dép. Tiếp tục đánh thuế, ông sẽ càng khiến giới đầu tư lo sợ và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều ý kiến nhận định ông Donald Trump đã thừa nhận các đợt thuế sẽ ảnh hưởng tới người tiêu dùng Mỹ dù ông luôn khẳng định chỉ Trung Quốc chịu thiệt.
Sản xuất chiếm một phần nhỏ trong toàn bộ nền kinh tế Mỹ. Nhưng rủi thay, sự hỗn loạn từ các nhà máy sẽ lan sang các phần còn lại của nền kinh tế. Việc cắt giảm lương và sa thải lao động sẽ làm ảnh hưởng đến chi tiêu của người tiêu dùng. Tỉ lệ thất nghiệp đã tăng trung bình 5% tại các bang sản xuất chính kể từ khi Mỹ áp thuế với Trung Quốc hồi tháng 9-2018, theo ngân hàng Bank of America.
Bội chi ngân sách 1 nghìn tỉ USD
Tương tự như vậy, nhiều người đã xem quyết định hạ thuế suất doanh nghiệp như một cách để khiến doanh nghiệp Mỹ nâng tính cạnh tranh toàn cầu. Nhưng, khoản thuế 1,5 nghìn tỉ USD không được thanh toán sẽ khiến doanh thu chính phủ giảm. Và Tổng thống Donald Trump đã ban hành các thỏa thuận lưỡng đảng để tăng cường chi tiêu chính phủ. Sự kết hợp một đến hai điều đó đã tạo ra kích thích mạnh mẽ đối với tài khóa mà thường dành cho giai đoạn suy thoái kinh tế hoặc suy thoái nghiêm trọng.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đang trù liệu sẽ thâm hụt 1 nghìn tỉ USD trong năm tài khóa 2020, sớm hơn 2 năm so với ước tính trước đây. Sự thâm hụt này có thể khiến Washington yếu đi khi chống lại một cuộc suy thoái kinh tế thực sự. "Chúng ta đang ở trên một quỹ đạo cực kỳ nguy hiểm" - Piegza nói.