Mỹ kêu gọi hòa bình tại Yemen nhưng vẫn hỗ trợ Ả rập Xê-út tấn công
Michael Zigismund một luật sư có bằng quan hệ quốc tế và khoa học chính trị tại New York cho rằng sau hơn 3 năm hỗ trợ Ả rập Xê-út tấn công Yemen, Mỹ nên rời khỏi khu vực này thay vì kêu gọi ngừng bắn và đàm phán hòa bình, theo National Interest.
Các nhà phân tích quốc phòng trên thế giới sẽ phải cùng kinh ngạc khi vào 30.10, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Yemen và đàm phán hòa bình trong vòng 30 ngày. Sau hơn 3 năm rưỡi hỗ trợ cho cuộc xâm lược tàn khốc vào Ả rập Xê-út vào Yemen, cuối cùng Mỹ cũng dao động. Trong tuần vừa qua, Washington đã ngừng việc tiếp liệu trên không cho máy bay Ả rập Xê-út mặc dù ông Mattis nhấn mạnh sự hỗ trợ của Mỹ sẽ vẫn tiếp tục.
Những động thái này đến quá chậm và tín hiệu ông Mattis đưa ra là Mỹ sẽ tiếp tục dính líu vào những hoạt động quân sự trong khi tìm cách để môi giới hòa bình. Đây là một cách giải quyết sai lầm. Thay vào đó, Mỹ nên hành động ngay từ đầu là rời khỏi cuộc chiến.
Kể từ 2015, Mỹ hỗ trợ cho liên minh quân sự do Ả rập Xê-út lãnh đạo khi nước này can thiệp vào cuộc nội chiến Yemen. Sự hỗ trợ bao gồm việc giúp tiếp liệu trên không, chia sẻ thông tin tình báo, quan hệ công chúng, huấn luyện và bán vũ khí. Và cho tới nay, hỗ trợ của Mỹ vẫn chưa dừng lại dù quốc tế phản đối kịch liệt việc đánh bom thường dân, vũ trang cho những người bị nạn đói kém và chiến tranh gây ra dịch tả. Mỹ còn tự triển khai quân đội và máy bay ném bom trong cuộc chiến.
Ngoài việc đồng lõa trong tội ác xảy ra với thường dân Yemen, Mỹ cũng có trách nhiệm về sự trỗi dậy của al-Qaeda trên bán đảo Ả rập tại Yemen. Theo Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, tổ chức khủng bố này đã "trở nên mạnh hơn trước" sau 2 năm xảy ra cuộc xung đột. Điều này xảy ra do nhóm Hồi giáo ly khai Houthi thuộc tộc Shi'a đã không có khả năng đánh lại al-Qaeda trong khi phải chống lại người Sunni trên bán đảo Ả rập, bận rộng để chống liên minh người Ả rập Sunni do Mỹ chống lưng. Liên minh của Ả rập Xê-út thì bảo vệ và tuyển bộ al-Qaeda tại bán đảo Ả rập để tấn công chống lại Houthi.
Tóm lại, bằng việc hỗ trợ Ả rập Xê-út tại Yemen, Mỹ đang giúp al-Qaeda tại bán đảo Ả rập dù việc đánh al-Qaeda là mục tiêu mà Mỹ tuyên bố tại Yemen theo một bản tóm tắt của tổng thống Mỹ vào tháng 12.2016. Bản tóm tắt này biện hộ cho việc Mỹ "cung cấp hỗ trợ hạn chế cho... liên minh do Ả rập Xê-út lãnh đạo" bằng cách viện dẫn "một vài đạo luật ủy quyền" và quyền chỉ huy của tổng thống. Và dù nó có hàm ý gì, nó cũng sẽ không thể biện minh cho bất cứ chiến lược nào đang làm gia tăng tài sản và sức mạnh của al-Qaeda tại bán đảo Ả rập.
Mỹ nên tránh đồng lõa với tội ác tại Yemen và sự trỗi dậy của al-Qaeda tại bán đảo Ả rập bằng cách tránh xa Yemen. Nếu Mỹ rút quân sớm hơn, Ả rập Xê-út sẽ hoàn toàn phải chịu sự lên án của cộng đồng quốc tế và có thể làm cho những cuộc đàm phán mà quan chức Mỹ đang tìm kiếm diễn ra. Nhưng Mỹ không muốn rời Yemen bởi các lãnh đạo nước này cảm thấy bị ép buộc phải chống lại ảnh hưởng của Iran và cần hỗ trợ Ả rập Xê-út.
Giống như nhóm Hezbollah tại Lebanon, nhóm nổi dậy Houthi được coi là đồng minh của Iran (ít nhất là bởi Ả rập Xê-út). Từ năm 1979, các nhà phân tích của Mỹ đã coi Iran là nhân tố duy nhất gây mất ổn định, chống phương Tây và tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố. Các chiến lược gia Mỹ đã gia tăng sự thận trọng với ảnh hưởng của Iran tại Lebanon, Iraq và Syria trong 2 thập kỷ qua. Bởi đất nước này nằm tại điểm giao quan trọng giữa Biển Đỏ và vịnh Aden, ý nghĩ sẽ mất Yemen vào tay Iran khiến bất cứ quan chức quốc phòng nào của Mỹ cũng phải lo lắng.
Truyền thống chống Iran của Mỹ đã bị khuếch đại lên dưới chính quyền của tổng thống Donald Trump. Sau cùng, ông Trump đã tranh luận rằng thỏa thuận hạt nhân với Iran của chính quyền tiền nhiệm là "thỏa thuận tồi tệ nhất từng có". Cùng với thực tế đồng minh của Mỹ là Ả rập Xê-út và Israel đang là đối thủ cạnh tranh trong khu vực với Iran, ý tưởng chống lại ảnh hưởng của Iran giữa các thành viên của Houthi tại Yemen trở nên "thiếu suy nghĩ". Chính quyền Mỹ còn đang định coi các thành viên của nhóm Houthi là khủng bố.
Nhưng logic này tạo ra một liên minh mạnh mẽ hơn giữa Iran và Houthi. Họ là đồng minh có chung kẻ thù là Ả rập Xê-út. Cuối cùng thì hỗ trợ của Iran với Houthi rất hạn chế cho tới khi bị Ả rập Xê-út tấn công. Hơn nữa, liên kết về tôn giáo của Iran và Houthi cũng không sâu, Houthi là nhánh Zaydi của người Shi'a trong khi người Iran thực hành tôn giáo của nhánh Twelver Shi'a.
Đuối lý, các quan chức Mỹ bảo vệ hành động dại dột của họ tại Yemen bằng việc gia tăng những điều bất hợp lý. Mặc cho các cuộc tấn công của Ả rập Xê-út gây ra sự tàn sát, Lầu Năm Góc bảo vệ quan điểm việc Mỹ dính líu vào cuộc nội chiến ở đây "giúp giảm thương vong với thường dân". Vào tháng 6, Anh và Mỹ đã phủ quyết một nỗ lực của Liên Hợp Quốc để bảo vệ một cảng biển quan trọng với 8,4 triệu dân Yemen đang chịu nạn đói khỏi sự tấn công của Ả rập Xê-út.
Vào tháng 9, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã làm trái luật khi chứng nhận rằng Ả rập Xê-út đã hạn chế thương vong với thường dân để quốc hội thông qua viện trợ quân sự của Mỹ. Nếu như thảm họa chiến tranh không đủ để gây ảnh hưởng tới quan chức quốc phòng Mỹ, có thể sự kiện ám sát nhà báo Washington Post Jamal Khashoggi, một người cư ngụ tại Mỹ với 3 đứa con là công dân Mỹ sẽ làm điều đó. Nhưng, tổng thống Trump vẫn biện hộ cho việc mua bán vũ khí với Ả rập Xê-út.
Kêu gọi hòa bình gần đây của Washington có thể có ý nghĩa. Sau khi, "bướng bỉnh" quá lâu, các quan chức hiện đã thấy sự hứa hạn về việc gây ảnh hưởng tới cán cân quyền lực trong khu vực thông qua biện pháp ngoại giao hơn là quân sự. Nếu Mỹ nhận ra việc rút các hỗ trợ từ lâu có thể khiến giảm đi tai ương trong nhiều năm qua của Yemen họ có thể học được một bài học có giá trị. Thay vì tự kéo mình vào những hậu quả và rủi ro không dự tính, Mỹ có thể loại bỏ tổn thất và rời Yemen một lần cho mãi mãi.