Mỹ lo ngại MQ-9 Reaper bị Altius-RU của Nga 'soán ngôi'
Thời gian qua Nga đã có những bước tiến đầy ấn tượng trong lĩnh vực chế tạo máy bay không người lái tấn công hạng nặng.
Máy bay tấn công hạng nặng nổi tiếng của Mỹ UAV MQ-9 Reaper từ lâu đã được coi là kẻ dẫn đầu không thể tranh cãi trong phân khúc của nó. Tuy nhiên nhiều khả năng thời đại của chiếc UAV nói trên sắp kết thúc và "Altius-RU" do Nga chế tạo sẽ chiếm lấy ưu thế.
Ít nhất thì đây là điều mà Tư lệnh tối cao của các lực lượng đồng minh NATO ở châu Âu - Tướng không quân Hoa Kỳ Todd Daniel Walters, cho biết tại một cuộc điều trần trước Ủy ban Quân lực Thượng viện.
Để tìm hiểu rõ hơn, cần nhấn mạnh rằng các đặc điểm máy bay không người lái của Mỹ thực sự rất ấn tượng. Phiên bản mới nhất của MQ-9A có khả năng mang đồng thời 14 tên lửa AGM-114 Hellfire, cũng như sử dụng bom dẫn đường GBU-12 và GBU-38, bay liên tục trong 38 giờ.
Đã có lúc, Nga cố gắng đáp trả người Mỹ bằng cách tạo ra máy bay không người lái do thám - tấn công hạng nặng Altair. Tuy nhiên, UAV của Nga thua kém Reaper về mọi thứ ngoại trừ khả năng ở trên không tới 48 giờ.
Ngoài ra chiếc phi cơ nói trên đang sử dụng động cơ RED A03 của Đức, sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thì Berlin cũng cấm xuất khẩu sang Nga, khiến Altair không thể tiếp tục chế tạo.
Tuy nhiên Nga không bị tụt lại quá lâu. Dựa trên kinh nghiệm thu được trong quá trình phát triển Altair, các kỹ sư đã tạo ra một dự án mới đó là Altius-RU. Chiếc UAV này đã vượt qua Reaper về khả năng tàng hình trước radar, trong khi thời gian bay của nó, theo một số nguồn tin đã tăng lên 76 giờ.
Nhưng đó không phải là tất cả, Altius còn có lợi thế toàn diện về thiết bị điện tử tích hợp. Không giống như MQ-9 Reaper do hai người điều khiển, UAV của Nga do một người điều khiển và có thể độc lập đưa ra quyết định, thậm chí khai hỏa.
Cuối cùng, vấn đề với động cơ đã được giải quyết. Giờ đây máy bay không người lái trinh sát và tấn công hạng nặng Altius-RU sẽ bay trên động cơ nội địa thế hệ mới nhất VK800-V, được phát triển bởi Cục thiết kế. Klimov.
Điều đáng chú ý là động cơ do Nga chế tạo có cùng công suất cất cánh 800 mã lực, nhưng lại vượt trội hơn so với sản phẩm Đức về độ đơn giản của thiết kế và khả năng chế tạo.
Được biết vào cuối năm tới, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga sẽ nhận được 18 chiếc Altius-RU, và sau