Mỹ: Meta đối mặt với vụ kiện do ưu tiên lao động nước ngoài
Các kỹ sư phần mềm gửi đơn kiện cho rằng Meta Platforms đã từ chối tuyển dụng họ đề dành các vị trí việc làm cho lao động nước ngoài với mức lương được trả thấp hơn.
Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 ở San Francisco ngày 27/6 đã thi hành lại vụ kiện tập thể của các kỹ sư phần mềm cho rằng Meta Platforms đã từ chối tuyển dụng họ đề dành các vị trí việc làm cho lao động nước ngoài với mức lương được trả thấp hơn.
Theo phán quyết của tòa, quy định thời hậu chiến cấm phân biệt đối xử đối với công dân Mỹ.
Phán quyết trên đảo ngược quyết định của thẩm phán Liên bang tại California bác đơn kiện của Purushothaman Rajaram, một công dân Mỹ nhập tịch, người cho rằng Meta đã từ chối người lao động Mỹ để nhận lao động nước ngoài. Rajaram muốn đại diện cho một tập thể gồm hàng nghìn người lao động.
Meta, công ty sở hữu Facebook, Instagram, và WhatsApp, trong đơn nộp lên tòa án đã phủ nhận sai phạm và cho rằng ông Rajaram đã không chứng minh được rằng Meta cố ý phân biệt đối xử đối với lao động Mỹ.
Ông Daniel Low, một luật sư của ông Rajaram, nói rằng việc phân biệt đối xử đối với công dân Mỹ là một vấn đề lớn trong lĩnh vực công nghệ.
Ông Low hy vọng phán quyết của Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 sẽ đưa đến nhiều vụ kiện nhằm chấm dứt tình trạng này.
Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 chưa từng giải quyết việc Mục 1981 Đạo luật Dân quyền năm 1866 có bảo vệ công dân Mỹ trước tình trạng phân biệt đối xử trong việc tuyển dụng hay không.
Chỉ duy nhất một tòa phúc thẩm khác xem xét vấn đề là Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 5 ở New Orleans.
Tòa này cho rằng Luật không cấm sự thành kiến đối với công dân Mỹ theo một phán quyết vào năm 1986.
Quan điểm của Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 làm tăng khả năng Tòa án tối cao Mỹ có thể tiếp nhận vụ kiện nếu Meta kháng cáo./.