Mỹ - Nga theo đuổi thỏa thuận kiểm soát vũ khí đôi bên cùng có lợi
Theo tờ Asia Times, Tổng thống Nga Putin đã đề xuất gia hạn thêm một năm hiệp ước New START trong khi Tổng thống Trump tiếp tục nỗ lực cam kết thay đổi chính sách ngoại giao trong thời điểm chạy đua tái tranh cử.
Ngày 20/10, Nga đề xuất đồng ý thêm một năm áp dụng gia hạn với hiệp ước New START (hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược) nhưng lại bất ngờ nhận được phản ứng của Washington trong vài giờ.
Giới chuyên gia nhận định, có thể Nga đang nghĩ rằng nên làm một vài điều gì đó vẫn còn tốt hơn không có gì trong bối cảnh mối quan hệ giữa Nga và Mỹ đang đi xuống vào cuối nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trước đó, thời điểm Tổng thống Trump chiến thắng bầu cử Mỹ 2016 được xem là tín hiệu mang lại hưng phấn cho Nga. Giới tinh hoa Moscow thậm chí đã công khai vui mừng về chiến thắng của Tổng thống Trump. Trong một thông điệp gửi tới Tổng thống Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng ông và hi vọng về mối quan hệ tốt đẹp giữa Mỹ và Moscow.
Người dân Nga hi vọng có thể nhanh chóng được nới lỏng các trừng phạt. Giới chuyên gia suy đoán rằng Tổng thống Trump sẽ ngăn chặn sự mở rộng của NATO và triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của liên minh, đồng thời sẽ cùng Moscow tham gia cuộc chiến chung chống khủng bố tại Syria.
Tuy nhiên, nhìn lại nhiệm kỳ đã qua của Tổng thống Trump, quan hệ giữa Moscow và Washington không hề có tiến triển rõ rệt. Chưa bao giờ trong lịch sử quan hệ ngoại giữa hai nước, kể cả trong thời điểm đen tối nhất của Chiến tranh Lạnh – lại đi xuống như vậy.
Tại Syria, một cuộc chiến giữa quân đội hai nước đã diễn ra ngay cả khi nhiều lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Nga, trong đó liên quan đến việc ngăn chặn bán vũ khí của Nga ra nước ngoài hay làm gián đoạn dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 giữa Nga và Đức.
Ông Ted Carpenter, chuyên gia Nga tại Viện Cato đưa ra lập luận quan hệ giữa Nga và Mỹ đang "ngày càng trở nên độc hại" và diễn biến có thể tạo ra mối nguy rất nghiêm trọng. Các quan hệ đã trở nên căng thẳng đến mức hai bên dường như cũng ý thức được và cảnh báo mức ảnh hưởng cho các lực lượng hạt nhân chiến lược.
Washington khuyến khích Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương tìm kiếm các đối tác mới và mở rộng phạm vi cũng như đẩy nhanh tốc độ các cuộc tập trận quân sự tiếp cận gần với Nga.
Các mâu thuẫn đã xuất hiện ở ngoại vi của Nga, bao gồm vấn đề của Belarus, Caucasus hay Kyrgyzstan. Mỹ đã lần lượt rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung, Hiệp ước Bầu trời mở và tỏ ra lạnh lùng trước việc gia hạn New START.
Tổng thống Trump đã liên tục có các phản ứng và giới quan sát thậm chí phải nhận định rằng lịch sử các đời Tổng thống Mỹ chưa từng trải qua căng thẳng leo thang như vậy với Nga. Tổng thống Trump có lẽ đang chịu áp lực từ cam kết ưu tiên nước Mỹ trên hết.
Mặt khác, Tổng thống Trump cũng gợi ý về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ mang tính xây dựng với Nga vào thời điểm thích hợp.
Liên quan đến Hiệp ước New START, Mỹ vẫn chưa đưa ra quyết định có tiếp tục gia hạn nữa hay không. Hiệp ước sẽ hết hạn vào tháng Hai. Các điều khoản cho phép gia hạn tiếp tục 5 năm nữa. Đây là điều mà Tổng thống Putin bày tỏ sẵn sàng chấp nhận. Ông Joseph Biden - ứng cử viên đại diện cho Đảng Dân chủ trong chạy đua tranh cử Tổng thống Mỹ cũng nói điều tương tự.
Tuy nhiên, Tổng thống Trump chưa có quyết định.Ông nói rằng hiệp ước vẫn tồn tại nhiều sai sót và từ chối việc tiếp tục gia hạn. Tổng thống Trump cũng ngỏ ý muốn Trung Quốc tham gia vào hiệp ước cho dù hiểu rằng Bắc Kinh không hề muốn. Quan trọng hơn, Washington cũng yêu cầu Moscow phải đóng băng số vũ khí trong kho dự trữ.
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Kommersant vào ngày 21/9, đặc phái viên đặc biệt của Nhà Trắng về vấn đề kiểm soát vũ khí – ông Marshall Billingslea đã lên tiếng dự đoán khả năng Tổng thống Trump sẽ còn cứng rắn hơn trong chính sách ngoại giao với Nga nếu tái đắc cử.
"Tôi nghi ngờ rằng nếu Nga không ủng hộ đề nghị của Mỹ thì Washington sẽ còn gia tăng áp lực hơn", Billingslea nhấn mạnh. Bộ Ngoại giao Nga sau đó đã có phản ứng mạnh mẽ với động thái này của ông Billingslea. Tuy nhiên, phản ứng của Tổng thống Putin hết sức nhẹ nhàng, thậm chí là nhượng bộ khi đưa ra chỉ thị vào ngày 16/10 tại cuộc họp ở điện Kremlin, đề xuất với Washington nhấn mạnh cả hai nước nên thực hiện cam kết chính trị bằng việc tiến hành đóng băng "kho vũ khí đầu đạn hạt nhân hiện có nhưng chỉ trong một năm".
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo đánh giá cho rằng hiệp ước New START bản thân đã không phải là thỏa thuận tốt đối với Mỹ và đồng minh.
"Chỉ 45% kho vũ khí hạt nhân của Nga chịu giới hạn số lượng trong khi lại hạn chế đến 92% kho vũ khí của Mỹ theo cam kết trong thỏa thuận", Ngoại trưởng Pompeo khẳng định.
Ông Pompeo nói thêm rằng, Trung Quốc không hề phải chịu bất kỳ ràng buộc nào.
"Những gì chúng ta đề xuất gia hạn hiệp ước này được xem là dấu mốc lịch sử và được xem là thành tựu tuyệt vời. Về nguyên tắc, Nga đã đồng ý đóng băng tất cả các vũ khí đầu đạn hạt nhân. Chúng tôi hài lòng về điều này nhưng phải đảm bảo các nhà đàm phán của Mỹ và Nga gặp gỡ càng sớm càng tốt để tiếp tục đạt được các tiến bộ nhằm hoàn thiện thỏa thuận.
Vấn đề tồn tại là Nga không hề muốn để quan hệ quốc gia với châu Âu hay Mỹ trở nên tồi tệ. Quan hệ giữa Nga và Trung Quốc tồn tại các điểm riêng biệt nhưng phải có sự cân bằng giữa các vec tơ Âu- Á và phương Tây.
Theo Asia Times, Tổng thống Putin có thể hi vọng rằng việc gia hạn hiệp ước New START kéo dài thêm một năm trong thời điểm này sẽ giúp đôi bên cùng có lợi bất kể ai giành chiến thắng trong bầu cử Mỹ trong tháng 11 năm nay.