Mỹ ngăn cản tham vọng phát triển hàng không của Trung Quốc

Kế hoạch tập trung đầu tư vào phát triển hàng không của Trung Quốc đang đối mặt với rất nhiều khó khăn sau khi Mỹ tăng cường các biện pháp hạn chế xuất khẩu.

Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2035 với trọng tâm là ngành hàng không và vũ trụ. Bắc Kinh đã coi hàng không là ngành tầm quan trọng chiến lược với nền kinh tế nước này.

Theo kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Trung Quốc đặt mục tiêu phát triển dài hạn đến năm 2035 với trọng tâm là ngành hàng không và vũ trụ. Bắc Kinh đã coi hàng không là ngành tầm quan trọng chiến lược với nền kinh tế nước này.

Các ngành này đã được đầu tư mạnh nhằm tạo động lực phát triển và giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu bá chủ ngành hàng không dân dụng trong tương lai.

Các ngành này đã được đầu tư mạnh nhằm tạo động lực phát triển và giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu bá chủ ngành hàng không dân dụng trong tương lai.

Tuy nhiên, sự đối đầu với Mỹ đã khiến kế hoạch trở thành cường quốc sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu của Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, sự đối đầu với Mỹ đã khiến kế hoạch trở thành cường quốc sản xuất máy bay dân dụng hàng đầu của Trung Quốc trở nên vô cùng khó khăn.

Trong hai năm qua, Mỹ đã ra lệnh cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm công nghệ và kỹ thuật cho doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong “danh sách đen”.

Trong hai năm qua, Mỹ đã ra lệnh cấm các công ty Mỹ bán các sản phẩm công nghệ và kỹ thuật cho doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong “danh sách đen”.

Sau khi ông Donald Trump mãn nhiệm, nhiều người đã kì vọng Tổng thống Joe Biden sẽ có các chính sách hòa hoãn hơn, tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ xảy ra.

Sau khi ông Donald Trump mãn nhiệm, nhiều người đã kì vọng Tổng thống Joe Biden sẽ có các chính sách hòa hoãn hơn, tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ xảy ra.

Trong lĩnh vực hàng không, Trung Quốc muốn đẩy mạnh trọng tâm vào máy bay chở khách thân hẹp tự sản xuất C919, vốn được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320.

Trong lĩnh vực hàng không, Trung Quốc muốn đẩy mạnh trọng tâm vào máy bay chở khách thân hẹp tự sản xuất C919, vốn được kỳ vọng sẽ cạnh tranh với Boeing 737 và Airbus A320.

Tuy nhiên, nhà sản xuất của C919 là Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) đã bị Bộ Quốc phòng Mỹ liệt vào danh sách đen do có liên quan đến quân sự Trung Quốc.

Tuy nhiên, nhà sản xuất của C919 là Tập đoàn Máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) đã bị Bộ Quốc phòng Mỹ liệt vào danh sách đen do có liên quan đến quân sự Trung Quốc.

Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) cùng 7 công ty con cũng bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì có liên hệ đến Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các công ty Mỹ muốn có mối quan hệ thương mại với Comac và AVIC cần xin giấy phép đặc biệt từ chính quyền Washington.

Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp hàng không Trung Quốc (AVIC) cùng 7 công ty con cũng bị Mỹ đưa vào danh sách đen vì có liên hệ đến Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Điều này có nghĩa là các công ty Mỹ muốn có mối quan hệ thương mại với Comac và AVIC cần xin giấy phép đặc biệt từ chính quyền Washington.

Cho đến nay, phần lớn linh kiện, bộ phận máy bay của Trung Quốc đều được nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Cho đến nay, phần lớn linh kiện, bộ phận máy bay của Trung Quốc đều được nhập khẩu từ các nước khác trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Do đó, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với sản phẩm hàng không trở thành một trở ngại lớn cho tham vọng của Trung Quốc.

Do đó, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với sản phẩm hàng không trở thành một trở ngại lớn cho tham vọng của Trung Quốc.

"Mỹ không coi Comac và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có thể muốn thiết lập quan điểm cứng rắn về các vấn đề thương mại và sở hữu trí tuệ với Trung Quốc", ông Richard Aboulafia, phó chủ tịch công ty tư vấn hàng không và quốc phòng Teal Group, bình luận.

"Mỹ không coi Comac và Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực hàng không. Tuy nhiên, chính phủ Mỹ có thể muốn thiết lập quan điểm cứng rắn về các vấn đề thương mại và sở hữu trí tuệ với Trung Quốc", ông Richard Aboulafia, phó chủ tịch công ty tư vấn hàng không và quốc phòng Teal Group, bình luận.

Theo ông Aboulafia, đây cũng có thể là biện pháp trả đũa và gây sức ép vì Trung Quốc đã cấm máy bay Boeing 737 MAX từ khi nó gặp sự cố động cơ hồi năm 2020.

Theo ông Aboulafia, đây cũng có thể là biện pháp trả đũa và gây sức ép vì Trung Quốc đã cấm máy bay Boeing 737 MAX từ khi nó gặp sự cố động cơ hồi năm 2020.

Dù Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với Boeing 737 MAX, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) vẫn chưa cho phép máy bay trên trở lại ở quốc gia này. Trước đó, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia đầu tiên cấm bay 737 MAX.

Dù Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với Boeing 737 MAX, Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) vẫn chưa cho phép máy bay trên trở lại ở quốc gia này. Trước đó, Trung Quốc cũng là một trong những quốc gia đầu tiên cấm bay 737 MAX.

Đặng Vũ

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-my-ngan-can-tham-vong-phat-trien-hang-khong-cua-trung-quoc-post462172.antd