Mỹ - Nhật liên thủ chế tạo radar mới của hệ thống chiến đấu Aegis

Mỹ sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để phát triển một loại radar mới, có phạm vi phát hiện mục tiêu tăng gấp đôi cho hệ thống chiến đấu Aegis.

Mỹ và Nhật Bản đang tìm cách cùng phát triển radar thế hệ tiếp theo, trong đó sử dụng chất bán dẫn của Nhật Bản để tăng gấp đôi phạm vi phát hiện của hệ thống chiến đấu Aegis. Ảnh: Radar quét mảng pha điện tử thụ động AN/SPY-1 trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Ảnh: netnews.vn

Mỹ và Nhật Bản đang tìm cách cùng phát triển radar thế hệ tiếp theo, trong đó sử dụng chất bán dẫn của Nhật Bản để tăng gấp đôi phạm vi phát hiện của hệ thống chiến đấu Aegis. Ảnh: Radar quét mảng pha điện tử thụ động AN/SPY-1 trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Ảnh: netnews.vn

Công nghệ radar mà Washington và Tokyo dự định phát triển, trước hết sẽ lắp trên các tàu chiến lớp Ticonderago và tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ và Kongo của Nhật Bản; những hệ thống Aegis này sẽ theo dõi bao trùm được toàn bộ Bán đảo Triều Tiên và phía đông Trung Quốc. Ảnh: Radar mảng pha (khoanh màu đỏ) trên tàu khu trục USS OSCAR AUSTIN (DDG 79) của Mỹ.

Công nghệ radar mà Washington và Tokyo dự định phát triển, trước hết sẽ lắp trên các tàu chiến lớp Ticonderago và tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ và Kongo của Nhật Bản; những hệ thống Aegis này sẽ theo dõi bao trùm được toàn bộ Bán đảo Triều Tiên và phía đông Trung Quốc. Ảnh: Radar mảng pha (khoanh màu đỏ) trên tàu khu trục USS OSCAR AUSTIN (DDG 79) của Mỹ.

Việc hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản trong chế tạo radar mới, đánh dấu sự hợp tác công nghệ quân sự lớn đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 2014, khi Nhật Bản nới lỏng các quy tắc về cấm xuất khẩu vũ khí cũng như các công nghệ liên quan và thiết lập các quy tắc mới về chuyển giao công nghệ; giúp việc hợp tác trở nên dễ dàng hơn.

Việc hợp tác giữa Mỹ và Nhật Bản trong chế tạo radar mới, đánh dấu sự hợp tác công nghệ quân sự lớn đầu tiên giữa hai nước kể từ năm 2014, khi Nhật Bản nới lỏng các quy tắc về cấm xuất khẩu vũ khí cũng như các công nghệ liên quan và thiết lập các quy tắc mới về chuyển giao công nghệ; giúp việc hợp tác trở nên dễ dàng hơn.

Hệ thống chiến đấu Aegis do Hải quân Mỹ triển khai, được mệnh danh là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia, mà Mỹ đang xây dựng. Aegis là sự kết hợp các thiết bị phức tạp khác nhau, nhằm để tạo ra hệ thống chiến đấu toàn diện. Ảnh: Sơ đồ tác chiến của Hệ thống Aegis. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống chiến đấu Aegis do Hải quân Mỹ triển khai, được mệnh danh là hệ thống chiến đấu tiên tiến và phức tạp nhất thế giới, là "trái tim" của hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia, mà Mỹ đang xây dựng. Aegis là sự kết hợp các thiết bị phức tạp khác nhau, nhằm để tạo ra hệ thống chiến đấu toàn diện. Ảnh: Sơ đồ tác chiến của Hệ thống Aegis. Nguồn ảnh: Wikipedia

Hệ thống chiến đấu Aegis gồm các radar và tên lửa phòng không phủ khắp các tầm bắn; nhằm xác định vị trí và đánh chặn một số tên lửa hoặc máy bay tấn công cùng lúc; trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD. Ảnh: Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41 trên các tàu lớp Arleigh Burke Ảnh: Defense.

Hệ thống chiến đấu Aegis gồm các radar và tên lửa phòng không phủ khắp các tầm bắn; nhằm xác định vị trí và đánh chặn một số tên lửa hoặc máy bay tấn công cùng lúc; trong đó đặc biệt ưu tiên cho tính năng phòng thủ tên lửa đạn đạo liên lục địa BMD. Ảnh: Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK-41 trên các tàu lớp Arleigh Burke Ảnh: Defense.

Các tàu chiến lớp Kongo của Nhật Bản được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, hiện đang sử dụng radar SPY-1 do Lockheed Martin chế tạo. Hải quân Mỹ có kế hoạch nâng cấp các tàu của họ bằng radar SPY-6 do Raytheon chế tạo, có thể phát hiện tên lửa cách xa hơn 1.000 km, nhiều hơn gấp đôi so với radar SPY-1.

Các tàu chiến lớp Kongo của Nhật Bản được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, hiện đang sử dụng radar SPY-1 do Lockheed Martin chế tạo. Hải quân Mỹ có kế hoạch nâng cấp các tàu của họ bằng radar SPY-6 do Raytheon chế tạo, có thể phát hiện tên lửa cách xa hơn 1.000 km, nhiều hơn gấp đôi so với radar SPY-1.

Mỹ và Nhật Bản hiện đang đặt mục tiêu phát triển một hệ thống radar có tầm phát hiện xa hơn, nhỏ gọn hơn; cho phép các tàu đóng quân ở Biển Nhật Bản theo dõi tên lửa trên khắp Bán đảo Triều Tiên và một phần phía đông Trung Quốc. Ảnh: Tàu chiến lớp Kongo của Nhật Bản.

Mỹ và Nhật Bản hiện đang đặt mục tiêu phát triển một hệ thống radar có tầm phát hiện xa hơn, nhỏ gọn hơn; cho phép các tàu đóng quân ở Biển Nhật Bản theo dõi tên lửa trên khắp Bán đảo Triều Tiên và một phần phía đông Trung Quốc. Ảnh: Tàu chiến lớp Kongo của Nhật Bản.

Washington rõ ràng vui mừng về sự hợp tác trên, mặc dù Mỹ đang có ưu thế dẫn đầu về nhiều ngành công nghệ, nhưng trong ngành sản xuất bán dẫn và điện tử, Nhật Bản vẫn là cường quốc số 1. Ảnh: Tàu khu trục USS Stethem lớp Arleigh Burke của Mỹ trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

Washington rõ ràng vui mừng về sự hợp tác trên, mặc dù Mỹ đang có ưu thế dẫn đầu về nhiều ngành công nghệ, nhưng trong ngành sản xuất bán dẫn và điện tử, Nhật Bản vẫn là cường quốc số 1. Ảnh: Tàu khu trục USS Stethem lớp Arleigh Burke của Mỹ trang bị hệ thống chiến đấu Aegis.

Với sự hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ sẽ được sử dụng nhiều hơn các công nghệ từ các công ty điện tử hàng đầu Nhật Bản như Mitsubishi Electric với chip gallium nitride, giúp các hệ thống radar xử lý tín hiệu mạnh hơn nhiều, nhưng sử dụng nguồn điện ít hơn hoặc các vật liệu bán dẫn của Sharp. Ảnh: Tàu khu trục lớp Kongo của Nhật Bản.

Với sự hợp tác quốc phòng với Nhật Bản, các nhà sản xuất quốc phòng Mỹ sẽ được sử dụng nhiều hơn các công nghệ từ các công ty điện tử hàng đầu Nhật Bản như Mitsubishi Electric với chip gallium nitride, giúp các hệ thống radar xử lý tín hiệu mạnh hơn nhiều, nhưng sử dụng nguồn điện ít hơn hoặc các vật liệu bán dẫn của Sharp. Ảnh: Tàu khu trục lớp Kongo của Nhật Bản.

Hai bên Mỹ và Nhật đã bắt đầu triển khai dự án chung vào đầu năm nay và trước mắt, hợp tác sẽ kéo dài 10 năm; Nhật Bản cũng đã bắt đầu chi ngân sách nghiên cứu dự án vào năm tài khóa 2019. Ảnh: Tàu khu trục lớp Kongo của Nhật Bản.

Hai bên Mỹ và Nhật đã bắt đầu triển khai dự án chung vào đầu năm nay và trước mắt, hợp tác sẽ kéo dài 10 năm; Nhật Bản cũng đã bắt đầu chi ngân sách nghiên cứu dự án vào năm tài khóa 2019. Ảnh: Tàu khu trục lớp Kongo của Nhật Bản.

Hệ thống chiến đấu Aegis trước kia phần lớn sử dụng các công nghệ của Mỹ, Nhật Bản sẽ tham gia vào một phần quan trọng của hệ thống như radar và sẽ đóng góp chip cũng như các chất bán dẫn; đây là sự biểu thị sự hợp tác song phương sâu rộng về an ninh Nhật – Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu ngoài khơi bờ biển Shimoda, Nhật Bản. Ảnh Hải quân Mỹ.

Hệ thống chiến đấu Aegis trước kia phần lớn sử dụng các công nghệ của Mỹ, Nhật Bản sẽ tham gia vào một phần quan trọng của hệ thống như radar và sẽ đóng góp chip cũng như các chất bán dẫn; đây là sự biểu thị sự hợp tác song phương sâu rộng về an ninh Nhật – Mỹ. Ảnh: Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu ngoài khơi bờ biển Shimoda, Nhật Bản. Ảnh Hải quân Mỹ.

Trong tương lai, những hệ thống phòng thủ Aegis do Nhật Bản và Mỹ liên kết phát triển, có khả năng được xuất khẩu sang các đồng minh khác của Mỹ; Tokyo hy vọng, cam kết này sẽ có lợi cho các nhà thầu Nhật Bản có liên quan. Ảnh: Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Stethem (DDG 63) đi qua Biển Nhật Bản trong một cuộc tập trận. Ảnh Hải quân Mỹ.

Trong tương lai, những hệ thống phòng thủ Aegis do Nhật Bản và Mỹ liên kết phát triển, có khả năng được xuất khẩu sang các đồng minh khác của Mỹ; Tokyo hy vọng, cam kết này sẽ có lợi cho các nhà thầu Nhật Bản có liên quan. Ảnh: Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Stethem (DDG 63) đi qua Biển Nhật Bản trong một cuộc tập trận. Ảnh Hải quân Mỹ.

Nhật Bản cũng đã cung cấp công nghệ cho Mỹ trong phát triển tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 Block IIA, được cho là loại tên lửa đánh chặn của tương lai. Năm 2017, Nhật Bản cũng đã hợp tác với Anh để phát triển một tên lửa không đối không để trang bị trên các chiến đấu cơ của cả hai nước. Ảnh: Tên lửa SM-3 phóng từ một tàu tuần dương của Hải quân Mỹ. Ảnh: MDA.

Nhật Bản cũng đã cung cấp công nghệ cho Mỹ trong phát triển tên lửa đánh chặn tầm cao SM-3 Block IIA, được cho là loại tên lửa đánh chặn của tương lai. Năm 2017, Nhật Bản cũng đã hợp tác với Anh để phát triển một tên lửa không đối không để trang bị trên các chiến đấu cơ của cả hai nước. Ảnh: Tên lửa SM-3 phóng từ một tàu tuần dương của Hải quân Mỹ. Ảnh: MDA.

Hợp tác quốc tế nhằm giúp rút ngắn thời gian và ngân sách trong phát triển các thế hệ vũ khí tiên tiến, vì những vũ khí công nghệ cao đòi hỏi chi phí rất lớn. Thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật diễn ra vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy Tokyo mua nhiều vũ khí đắt tiền hơn, để giảm thặng dư thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ. Ảnh: Máy bay F-35 là sự hợp tác của nhiều quốc gia do Mỹ đứng đầu.

Hợp tác quốc tế nhằm giúp rút ngắn thời gian và ngân sách trong phát triển các thế hệ vũ khí tiên tiến, vì những vũ khí công nghệ cao đòi hỏi chi phí rất lớn. Thỏa thuận giữa Mỹ và Nhật diễn ra vào thời điểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy Tokyo mua nhiều vũ khí đắt tiền hơn, để giảm thặng dư thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ. Ảnh: Máy bay F-35 là sự hợp tác của nhiều quốc gia do Mỹ đứng đầu.

Video Tàu khu trục lớp Arleigh Burke - Nòng cốt cho sức mạnh tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/my-nhat-lien-thu-che-tao-radar-moi-cua-he-thong-chien-dau-aegis-1398936.html