Mỹ nữ phong lưu nhất trong lịch sử Trung Hoa là ai?
Đây là nữ nhân huyền thoại trong lịch sử Trung Hoa: Người di truyền sự phong lưu cho Võ Tắc Thiên, 44 tuổi xuất giá, 60 tuổi vẫn nuôi trai trẻ trong nhà.
Mỹ nhân di truyền sự phong lưu cho Võ Tắc Thiên
Vào thời nhà Đường có một vị nữ nhân đặc biệt mà đến hiện tại vẫn có không ít người ngưỡng mộ. Nữ nhân này đặc biệt ở chỗ, 44 tuổi bà mới được gả đi. Vào thời xưa, 44 tuổi là một độ tuổi tương đối cao, có thể đã lên chức bà. Tuy nhiên, nữ nhân lại vẫn có thể hạ sinh 3 cô con gái như hoa như ngọc cho chồng. Đó chính là Vinh Quốc phu nhân Dương thị.
Dương thị sinh năm 579, xuất thân tông thất nhà Tùy. Cha bà là Dương Đạt, từng đảm nhận chức tể tướng trong triều nhà Tùy. Bá phụ là Dương Hùng, Quan vương của nhà Tùy.
Dương thị xuất thân cao quý lại có vẻ ngoài xinh xắn nên khi trưởng thành đã có không ít vương tôn công tử đến hỏi cưới. Tuy nhiên, có thể do tiêu chuẩn của Dương thị quá cao mà mãi đến tuổi tứ tuần bà mới xuất giá.
Năm 44 tuổi, Dương thị chính thức được gả cho Công thần khai quốc nhà Đường Võ Sĩ Hoạch. Trước khi thành thân với Dương thị, Võ Sĩ Hoạch đã cưới một nữ nhân họ Lý và có 2 con.
Vào thời điểm này, dù đã lớn tuổi nhưng Dương thị vẫn có thể hạ sinh 3 người con gái kiều diễm, đặc biệt nhất là người con gái thứ 2. Võ thị, cô con gái thứ 2 của Dương thị, không chỉ có nhan sắc rực rỡ thừa hưởng từ mẹ mà còn có trí tuệ hơn người di truyền từ cha và được thầy tướng số phán có tư thế của một Hoàng đế. Quả nhiên, sau khi nhập cung, nàng đã được Đường Thái Tông Lý Thế Dân lẫn Thái tử Lý Trị yêu thích.
Sau khi Đường Thái Tông Tông băng hà, Thái tử Lý Trị nối ngôi, tức Đường Cao Tông, thì Võ thị được lập làm Hoàng hậu. Sau một loạt biến cố chính trị, người con gái thứ 2 của Dương thị đã từng bước trở thành Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, đó là Võ Tắc Thiên.
Khi Võ thị trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông, Dương thị đã được phong thành Đại Quốc phu nhân, 5 năm sau thay đổi tước hiệu thành Vinh Quốc phu nhân và cuối cùng đổi thành Vệ Quốc phu nhân.
Tháng 8 năm 670, Vệ Quốc phu nhân Dương thị qua đời, hưởng thọ 91 tuổi, được phong tặng tước hiệu Lỗ Quốc Thái phu nhân, thụy hiệu Trung Liệt. Tháng 9 cùng năm, tước hiệu của Dương thị được thay đổi thành Thái Nguyên vương phi.
Năm 684, Thái hậu Võ thị bất chấp điều cấm kỵ mà truy phong tổ tiên họ Võ lên tước vị Vương, tất cả nữ quyến đều được truy phong làm phi. Cha ruột của bà được phong làm Thái sư và tước vị Ngụy vương (sau này đổi thành Ngụy Trung Hiếu vương) còn Dương thị được phong thành Ngụy vương phi.
5 năm sau, Thái hậu Võ thị tiếp tục tôn Ngụy Trung Hiếu vương thành Trung Hiếu Thái hoàng và tôn Dương thị là Trung Hiếu Thái hậu.
Năm 690, Võ Tắc Thiên đăng cơ, trở thành Nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Hoa. Lúc này, Nữ hoàng đế tôn thụy hiệu cho cha mẹ ruột là Hiếu Minh Cao Hoàng đế và Hiếu Minh Cao Hoàng hậu.
Như mọi người đều biết, Võ Tắc Thiên bẩm sinh đã có tính cách phong lưu nhưng ít người biết được sự phong lưu của bà chính là được thừa hưởng từ mẹ ruột. Theo một số tài liệu lịch sử, sau khi Võ thị được sự sủng ái ở hậu cung, gia tộc của bà cũng có vinh sủng vô biên.
Khi Võ Sĩ Hoạch mất, Dương thị ở tuổi lục tuần vẫn không thể chịu đựng nổi sự cô đơn mà nuôi dưỡng rất nhiều nam nhân trẻ tuổi trong nhà. Khi hơn 80 tuổi, Dương thị còn nảy sinh mối quan hệ mập mờ với cháu trai Hạ Lan Mẫn Chi.
Mỹ nhân "cắm sừng" Hoàng đế
Tống Minh Đế Lưu Úc là con thứ 11 của Tống Văn Đế Lưu Nghĩa Long. Dù Lưu Nghĩa Long là một minh quân nhưng lại sai lầm khi chọn người kế vị. Khác với cha mình, Lưu Úc ham chơi háo sắc, không mấy quan tâm đến đời sống người dân. Vì suốt ngày ham mê dục vọng nên sau khi phi tử sinh được 2 người con gái, Lưu Úc cũng mất đi khả năng đàn ông.
Vua một nước mà mất đi khả năng làm đàn ông chính là một điều vô cùng xấu hổ. Nếu các vị đại thần hoặc dân chúng biết chuyện này thì sợ rằng ngôi vị của Lưu Úc cũng không giữ được. Việc không thể có con trai nối dõi khiến Lưu Úc vô cùng đau đầu. Thấy vậy, thái y đã đưa ra một đề nghị cho vua là “mượn giống” của người khác.
Nếu như chuyện này xảy ra với một người đàn ông bình thường thì đó là điều xỉ nhục vậy nhưng đối với Lưu Úc đây là cách tốt nhất để có người kế vị. Từ đó Lưu Úc bắt đầu quan sát các vị đại thần của mình và lựa chọn những người ưu tú nhất. Trong số đó, Lưu Úc đặc biệt chú ý đến Lý Đạo Nhi. Mặc dù Lý Đạo Nhi chỉ là một viên quan nhỏ nhưng tướng mạo và học thức đều rất tốt. Điều quan trọng nhất là Lý Đạo Nhi sinh được rất nhiều con trai.
Sau khi chọn xong, Lưu Úc đã tìm ái phi của mình thương lượng. Nếu như ái phi có thể sinh con trai với Lý Đạo Nhi thì ông sẽ lập con đứa con này làm thái tử. Quả thực Lý Đạo Nhi và ái phi của Lưu Úc không khiến ông thất vọng. Chưa đầy 1 tháng sau ái phi có thai và sau đó đã sinh ra một vị hoàng tử khỏe mạnh. Vậy nhưng một đứa con trai vẫn chưa đủ, Lưu Úc thấy biện pháp này hiệu quả nên đã nhiều lần ban tặng phi tử của mình cho các vị đại thần.
Thái giám trong cung cũng ra ngoài đi tìm các gia đình vương công quý tộc. Nếu nhà nào có phụ nữ đang mang thai thì sẽ phải đưa vào trong cung. Đợi khi nào sinh xong thì sẽ giết mẹ, sau đó giao con cho phi tử của hoàng đế nuôi dưỡng và thông báo với thiên hạ rằng đó là dòng giống rồng. Cũng bằng biện pháp này, chỉ trong một thời gian ngắn Lưu Úc đã có được 12 đứa con trai