Bắt đầu từ những năm 2000, kế hoạch thay thế tiêm kích hạm chủ lực F/A-18E/F Super Hornet và tấn công điện tử EA-18G Growler với chi phí hàng tỷ USD của Hải quân Mỹ đã được khởi động, nhằm mở rộng phạm vi chiến đấu của tàu sân bay Mỹ. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Giám đốc mua sắm của Hải quân Mỹ James Geurts nói với các phóng viên vào tuần trước rằng, Hải quân Mỹ đã thành lập một văn phòng dự án cho chương trình “Máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo (NGAD)”. Ảnh: Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler - Nguồn: Wikipedia.
Lầu Năm Góc đang phải đối mặt với việc cắt giảm ngân sách quốc phòng, trong khi cố gắng điều chỉnh chiến lược quốc phòng mới, tập trung vào việc chống lại các mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Chuyên gia phân tích hải quân Bryan Clark cho biết trong một cuộc phỏng vấn với USNI News, Hải quân Mỹ đang phát triển một mẫu máy bay chiến đấu có người lái, có nhiều chức năng của F-35C, nhưng thiết kế theo hướng mở và phạm vi hoạt động được mở rộng. Ảnh: Tiêm kích hạm tàng hình F-35C của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Clark cho rằng, Hải quân Mỹ có kế hoạch tìm kiếm một thiết kế hoàn toàn mới, mặc dù một số ý kiến cho rằng nên kết hợp giữa tính năng của máy bay tàng hình F-35 và tiêm kích hạm chủ lực F/A-18, thiết kế kết hợp với công nghệ hiện đại để sử dụng cho máy bay chiến đấu hải quân tương lai. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Máy bay chiến đấu tương lai của hải quân Mỹ phải có bán kính chiến đấu là 1.000 hải lý (1.852 km), so với bán kính chiến đấu 700 hải lý (1.300 km) như của F-35C hiện nay. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Hải quân Mỹ đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ thời gian để khởi động chương trình NGAD, để có thể bắt đầu triển khai máy bay mới thay thế số tiêm kích hạm Super Hornet. Tuy nhiên Lầu Năm Góc không tăng ngân sách cho Hải quân Mỹ, do vậy chương trình NGAD khó có thể triển khai nhanh. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Do khó khăn về tài chính, Hải quân Mỹ đã cố gắng giảm bớt chương trình Super Hornet trong năm tài chính 2021, và năm tài chính 2021 sẽ là lần cuối cùng Quân đội Mỹ mua máy bay Super Hornet của nhà sản xuất Boeing. Hải quân Mỹ tuyên bố rằng, họ đã tiết kiệm 4,5 tỷ USD trong kế hoạch ngân sách 5 năm và giành kinh phí đó cho dự án NGAD. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Mặc dù Hải quân Mỹ vẫn chưa đánh giá chi phí của chương trình NGAD, nhưng trong một báo cáo do Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đưa ra vào tháng 1/2020 ước tính rằng, Hải quân có thể chi khoảng 67 tỷ USD trong giai đoạn từ 2032 đến 2050, để thay thế phi đội F/A-18E/F bằng máy bay “của nhà trồng được”. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Hải quân Mỹ đã bắt đầu tổ chức sự kiện Ngày Công nghiệp cho chương trình NGAD. Theo Viện Hải quân Mỹ (USNI), các công ty Boeing, Lockheed Martin và Northrop Grumman là ba đối thủ lớn có thể giành chiến thắng trong chương trình chế tạo máy bay chiến đấu có người lái mới của Hải quân Mỹ. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Khi được hỏi khi nào Hải quân Mỹ có kế hoạch đưa ra yêu cầu cung cấp thông tin cho chương trình NGAD, người phát ngôn của Hải quân Mỹ nói rằng, Hải quân Mỹ đang nghiên cứu các tài liệu cơ bản và sẽ cung cấp thông tin về các bước trong tương lai và mốc thời gian cho kế hoạch. Ảnh: Tiêm kích hạm tàng hình F-35C của Mỹ - Nguồn: Hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ hiếm khi cung cấp thông tin chi tiết về loại máy bay chiến đấu sẽ thay thế Super Hornet và Growlers, nhưng Hải quân Mỹ vào năm 2016 đã có kế hoạch tìm kiếm một loại tiêm kích hạm mới, hiện được gọi là NGAD, được gọi là F/A-XX, thay thế cho huyền thoại F/A-18 đã phục vụ 30 năm. Ảnh: Tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet - Nguồn: Wikipedia.
Đô đốc Michael Gildi, Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu tương lai của Hải quân Mỹ có thể là có người lái và không người lái, nhưng có tầm hoạt động xa hơn các loại tên lửa chống hạm tầm xa của Trung Quốc hiện nay. Ảnh: Đồ hoạc tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc tiêu diệt tàu sân bay - Nguồn: Sina
Đô đốc Michael Gildi khẳng định, mặc dù các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc, Nga và thậm chí là cả Iran vẫn đang tiếp tục phát triển các loại tên lửa chống hạm tầm xa với chi phí thấp hơn, nhưng Hải quân Mỹ vẫn phải phát triển mẫu máy bay chiến đấu mới để có ưu thế vượt qua mọi đối thủ. Ảnh: Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc - Nguồn: Sina
Video Tiêm kích trên hạm F/A-18 - chiến đấu cơ nguy hiểm nhất của Mỹ - Nguồn: VTC14
Tiến Minh