Việc Mỹ đề xuất mua lại 30 chiếc F-16 Block 30 cũ của Hy Lạp là một phần trong nỗ lực mở rộng các phi đội "không quân đỏ", đây là đội bay mô phỏng máy bay địch trong các bài tập huấn luyện.
Trước đó Hy Lạp đã tìm cách bán bớt các máy bay F-16 Block 30 cũ của mình, vốn đã thu hút sự chú ý của một số nhà khai thác bên thứ ba và cũng được coi là sự bổ sung tiềm năng cho phi đội F-16 của Ukraine.
Trong lúc đó, hải quân Mỹ nhấn mạnh mục tiêu của họ là tăng cường các chương trình huấn luyện, bằng cách sử dụng F-16 để mô phỏng máy bay địch thay vì phi đội F/A-18 đã già cỗi.
Hải quân Mỹ có một phi đội "không quân đỏ" nhằm đào tạo cho phi công va chạm với các tình huống thực tế trong không chiến.
Tuy nhiên, với đội bay của họ đang già đi, hải quân Mỹ đã nhắm đến việc tăng cường bộ sưu tập máy bay phi đội "không quân đỏ" của mình bằng cách mua lại những chiếc F-16 Block 30 của Hy Lạp.
Tuy nhiên kế hoạch mua những máy bay phản lực cũ này để dùng làm phương tiện huấn luyện giữa Mỹ và Hy Lạp đã không thành công.
Sự sụp đổ của thỏa thuận này chủ yếu là do kế hoạch hiện đại hóa lực lượng không quân của Hy Lạp.
Trong những năm gần đây, Hy Lạp đã nâng cấp đáng kể đội bay F-16 của mình lên tiêu chuẩn Viper mới nhất, đây là biến thể có hệ thống điện tử hàng không, radar và vũ khí tiên tiến.
Trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang, đặc biệt là với Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp đã rất muốn tăng cường năng lực không quân của mình.
Thay vì bán những chiếc F-16 đến thời gian loại biên, thì Hy Lạp quyết định nâng cấp chúng thông qua chương trình hiện đại hóa, phù hợp với các yêu cầu an ninh dài hạn của quốc gia.
Động thái này phản ánh cam kết của Hy Lạp trong việc giữ lại mọi máy bay phản lực, ngay cả những mẫu cũ hơn.
Những cân nhắc về mặt ngoại giao cũng đóng vai trò trong sự sụp đổ thỏa thuận bán máy bay cho Mỹ. Là một thành viên của NATO, Hy Lạp điều hướng một sự cân bằng tinh tế trong mối quan hệ quốc phòng với cả Mỹ và các đồng minh châu Âu.
Việc bán máy bay F-16 cho hải quân Mỹ có thể đã gây ra những lo ngại trong nước và khu vực, đặc biệt là khi xét đến những căng thẳng đang diễn ra với Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc củng cố thế trận quốc phòng của họ là ưu tiên hàng đầu của Hy Lạp, do đó ảnh hưởng đến quyết định từ chối đề xuất của Mỹ nhằm bán cho hải quân nước này những chiếc F-16 Block 30.
Dù vậy giới quan sát cho rằng, ngay cả khi Hy Lạp tiến hành nâng cấp nhiều máy bay F-16 Block của mình lên chuẩn Viper tiên tiến, thì chúng vẫn là bộ phận kém năng lực nhất trong đội bay của Hy Lạp. Vì thế rất có thể Athens sẽ thay đổi ý định để bán đi những chiếc F-16 Block 30.
Giới quan sát cho rằng, bằng cách bán bớt những máy bay phản lực cũ này, thay vì nâng cấp chúng, Hy Lạp có thể điều chỉnh các mục tiêu hiện đại hóa của mình.
Đồng thời việc loại biên những chiếc F-16 Block 30 này sẽ giúp Hy Lạp tiết kiệm nguồn lực tài chính cho các mục tiêu lâu dài hơn.
Tất nhiên, bất kỳ thỏa thuận nào cũng phụ thuộc vào cả các cuộc đàm phán tài chính và đánh giá của Hy Lạp về nhu cầu quốc phòng của chính mình.
Mặc dù chưa có gì chắc chắn, việc bán những chiếc F-16 Block 30 cho Mỹ để phục vụ cho hoạt động của của "không quân đỏ" vẫn là một lựa chọn hợp lý.
Việt Hùng